digital marketing cho nhà quản lý

Trong thời đại số hóa hiện nay, Digital Marketing đã trở thành một trụ cột không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Sự thành công trong việc triển khai Digital Marketing không đơn giản chỉ là làm và làm. Mà hơn hết, để tránh “đốt tiền” của doanh nghiệp, tầm nhìn cũng như sự định hướng của nhà quản lý là rất quan trọng.

Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, trong bài viết này MMDIGITAL sẽ chia sẻ đến bạn 5 bài học cần nằm lòng khi triển khai Digital Marketing cho nhà quản lý.

Cùng tìm hiểu.

1. Xác định đúng và hiểu khách hàng mục tiêu

Xác định đúng chân dung khách hàng mục tiêu và đặt mình vào vị trí của họ là điều tiên quyết mà nhà quản lý cần chú trọng. Bằng cách hiểu rõ khách hàng mục tiêu, bạn có thể tạo ra chiến lược tiếp thị kỹ thuật số với nội dung cá nhân hóa, tiếp cận đúng điểm chạm.

Để xác định khách hàng mục tiêu, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Phân đoạn thị trường: Phân chia thị trường thành các nhóm dựa trên các đặc điểm chung như độ tuổi, giới tính, địa lý, sở thích, thu nhập và hành vi tiêu dùng. Việc này giúp bạn hiểu rõ hơn về từng nhóm khách hàng và tạo ra chiến lược tiếp cận phù hợp.
  • Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu kỹ về thị trường để hiểu về xu hướng, nhu cầu và mong đợi của khách hàng tiềm năng. Tìm hiểu thông tin về đặc điểm dân số, cạnh tranh, yếu tố văn hoá và các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng.
  • Phân tích dữ liệu khách hàng hiện có: Sử dụng dữ liệu khách hàng hiện có để phác thảo chân dung mẫu khách hàng. Bạn có thể truy xuất dữ liệu từ hệ thống CRM, email marketing, mạng xã hội và các nguồn dữ liệu khác.
  • Khảo sát và phỏng vấn khách hàng: Tiến hành các khảo sát trực tuyến, phỏng vấn hoặc tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng. Hỏi về ý kiến, nhu cầu, thói quen và mong đợi của họ đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Điều này giúp bạn tạo ra hồ sơ khách hàng chi tiết và chính xác hơn.
  • Sử dụng công cụ và phần mềm hỗ trợ: Sử dụng các công cụ và phần mềm như Google Analytics, Facebook Insights hoặc các công cụ khác để thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng.

>> Xem thêm: Lead là gì? 3 Loại lead marketer cần biết để có chiến lược chuyển đổi hiệu quả

2. Không lệ thuộc vào quảng cáo

Quảng cáo là một kênh tiếp thị số hiệu quả mà mọi doanh nghiệp đều sẵn sàng xuống tiền mạnh tay. Nhưng chỉ tập trung đổ tiền cho quảng cáo để có lưu lượng truy cập và đơn hàng không hẳn là một nước đi thông minh.

Đừng quá lệ thuộc vào quảng cáo. Thay vào đó, nhà quản lý cần triển khai Digital Marketing đa kênh để mở rộng cơ hội tiếp cận. Hơn hết, doanh nghiệp sẽ không bị động khi có một kênh hoặc một chiến dịch bất kỳ nào đó gặp sự cố. 

Một số kênh tiếp thị số phổ biến có thể tham khảo gồm có website, tối ưu SEO, mạng xã hội, email marketing, influencer marketing,…

3. Dự đoán chi phí phát sinh

Xác định ngân sách là điều mà mọi nhà quản lý chắc chắn phải làm khi lên kế hoạch Digital Marketing. Song, không dự trù chi phí phát sinh là điều mà số đông thường mắc phải.

Không chỉ xác định ngân sách đủ để triển khai, bạn còn cần phải dự trù chi phí phát sinh. Trong đó bao gồm các khoản chi phí cần thiết như quảng cáo trực tuyến, phát triển nội dung, phân tích dữ liệu và quản lý công cụ. Nhờ bước này, bạn có thể chắc chắn rằng chiến dịch vẫn có đủ kinh phí để vận hành, không bị gãy đổ giữa chừng khi phát sinh chi phí.

>> Xem thêm: MMCLOUD Marketing là gì? Giải pháp Marketing toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

4. Tận dụng triệt để sức mạnh của công cụ

Công nghệ đang thay đổi từng ngày và việc nắm bắt, tận dụng triệt để công nghệ chính là cách để thành công nhanh hơn trên thị trường số. 

Có vô số công cụ và phần mềm hỗ trợ cho Digital Marketing nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khách hàng, đo lường hiệu quả chiến dịch, quản lý nội dung, tăng cường tương tác với khách hàng, phân tích lưu lượng truy cập,…

Một số công cụ và phần mềm bạn có thể tham khảo gồm có:

  • Phần mềm quản lý Leads – Zoho CRM
  • Trợ lý soạn thảo nội dung – Bing AI
  • Công cụ nghiên cứu từ khóa – Google Ads Planner
  • Phần mềm thiết kế hình ảnh – Canva
  • Nền tảng dựng video trực tuyến – Lumen5
  • Giải pháp thiết kế website – MMCLOUD WordPress
  • Nền tảng quản lý mạng xã hội – Zoho Social
  • Giải pháp tự động hóa tiếp thị – Zoho Marketing Automation

5. Thích ứng và liên tục cập nhật 

Công nghệ, xu hướng và hành vi tiêu dùng thay đổi theo thời gian, nhà quản lý cần linh hoạt thích ứng để đảm bảo chiến lược của mình luôn hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu thị trường.

Bên cạnh đó, nhà quản lý cũng cần liên tục phân tích và đo lường để đánh giá hiệu quả của chiến dịch Digital Marketing. Bằng cách theo dõi các chỉ số quan trọng như lượt truy cập, tương tác, tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu, nhà quản lý có thể xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của chiến dịch. Từ đó có phương án điều chỉnh, tối ưu hóa kịp thời.

Kết

Tóm lại, một chiến dịch có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào định hướng của người quản lý. Trên đây, chúng tôi tổng hợp 5 bài học cần “khắc cốt ghi tâm” khi triển khai Digital Marketing cho nhà quản lý. Hy vọng rằng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích!

Có thể bạn quan tâm:

Comments are closed.