Nếu đang gặp khúc mắc trong việc phân biệt UI, UX cũng như bản chất và vai trò của chúng trong thiết kế website, bạn không cô đơn.

Đây là hai thuật ngữ thường được đề cập cùng nhau, đôi khi còn được dùng để thay thế cho nhau. Tuy nhiên, thực tế chúng hoàn toàn khác nhau, tác động qua lại và cộng hưởng lẫn nhau.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ UI, UX là gì và tầm quan trọng của chúng trong lĩnh vực thiết kế website.

1. UI, UX là gì?

Để đánh giá một trang web tốt, UI và UX là hai yếu tố then chốt không thể phớt lờ. Khi bạn truy cập một website, nếu bạn cảm thấy ấn tượng bởi sự dễ dùng, dễ hiểu và mượt mà thì đó chính là sự kết hợp của UX/UI.

1.1 Thiết kế UI là gì?

UI là viết tắt của User Interface, hiểu đơn giản là thiết kế giao diện. UI hay còn được gọi là UI design, hoặc thiết kế UI.

Trong thiết kế website, UI là “bộ mặt” của website, liên quan trực tiếp đến yếu tố thị giác, nơi người dùng tiếp xúc trực tiếp.

Mục tiêu của UI là tạo ra một giao diện hấp dẫn, dễ sử dụng và thể hiện đúng mục đích của website. UI bao gồm tất cả các yếu tố có thể nhìn thấy được khi truy cập vào website. Chẳng hạn như font chữ, biểu tượng, màu sắc, hiệu ứng, bố cục, hình ảnh, video, nút,…

1.2 Thiết kế UI bao gồm những gì?

Thiết kế UI hay còn gọi là thiết kế giao diện người dùng bao gồm một số thành phần quan trọng để tạo ra một giao diện người dùng thân thiện.

Dưới đây là một số yếu tố chính trong thiết kế UI:

  • Màu sắc: Sử dụng màu sắc đặc trưng của thương hiệu, hiệu chỉnh, phối màu phù hợp với nội dung và cấu trúc giao diện.
  • Đồ họa và hình ảnh: Sử dụng đồ họa và hình ảnh để truyền tải thông tin, tạo điểm nhấn và tạo ra trải nghiệm hình ảnh hấp dẫn.
  • Kiểu chữ: Sử dụng font chữ phù hợp với thương hiệu, đồng thời phải đảm bảo được tính dễ đọc trên mọi trình duyệt và thiết bị.
  • Cấu trúc giao diện: Sử dụng cấu trúc hợp lý để tạo ra sự dễ nhìn và dễ sử dụng cho người xem.
  • Các yếu tố tương tác: Bao gồm các nút, liên kết, thanh công cụ và các phần tử tương tác khác để cho phép người dùng tương tác với giao diện.
  • Phản hồi người dùng: Tạo ra các hiệu ứng hoặc phản hồi khi người dùng tương tác với giao diện, giúp người dùng hiểu được hành động của mình.

1.3 UX là gì?

UX là viết tắt của User Experience, hiểu đơn giản chính là trải nghiệm của người dùng. UX hay còn được gọi là thiết kế UX, hoặc UX Design.

Trong thiết kế website, UX là cách thức mà người dùng tương tác với những yếu tố UICũng có thể nói UX là cầu nối giữa người dùng và trang web. 

Mục tiêu của UX là tạo ra một trải nghiệm tốt, dễ sử dụng, thỏa mãn nhu cầu và mang lại giá trị thực cho người dùng. Bao gồm việc nghiên cứu, phân tích, thiết kế và tối ưu hóa quy trình tương tác, đảm bảo rằng người dùng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin, thực hiện các hành động và tận hưởng trải nghiệm trên trang web.

1.4 Thiết kế UX bao gồm những gì?

Thiết kế UI bao gồm một loạt các hoạt động và yếu tố để tạo ra trải nghiệm tốt cho người dùng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ hoặc giao diện người dùng. 

Dưới đây là một số yếu tố quan trọng trong thiết kế UX:

  • Nghiên cứu người dùng: Tìm hiểu về nhóm người dùng mục tiêu, nhu cầu và hành vi của họ. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phỏng vấn, khảo sát, quan sát người dùng để hiểu rõ hơn về người dùng.
  • Sơ đồ trải nghiệm người dùng: Mô phỏng quá trình và trải nghiệm của người dùng từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành một tác vụ hoặc mục tiêu cụ thể. Sơ đồ trải nghiệm người dùng giúp xác định các điểm tiếp xúc quan trọng và cơ hội cải thiện trải nghiệm.
  • Wireframes và prototypes: Tạo ra các bản phác thảo (wireframes) và bản mẫu (prototypes) để mô phỏng cấu trúc và luồng của giao diện người dùng. Wireframes và prototypes giúp kiểm tra và đánh giá trước trải nghiệm người dùng và thu thập phản hồi từ người dùng.
  • Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: Đảm bảo rằng sản phẩm hoặc giao diện người dùng được thiết kế để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của người dùng một cách tốt nhất. Ví dụ như cải thiện khả năng sử dụng, hiệu suất, và sự hài lòng.
  • Liên tục cải thiện: Thiết kế UX là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự theo dõi và cải tiến liên tục. Dựa trên phản hồi từ người dùng và dữ liệu thực tế, tiến hành cải thiện và tinh chỉnh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng.

>> Xem thêm: Website là gì? Vì sao doanh nghiệp nên có website?

2. So sánh UI và UX

UI và UX đều cần thiết đối với một website. Chúng có mối quan hệ song hành và cộng hưởng nhau. Chúng ta không thể chỉ có cái này mà không có cái kia.

Cũng chính vì vậy mà UI và UX thường xuất hiện cùng nhau, và cũng dễ gây nhầm lẫn về khái niệm. 

Tuy nhiên, dựa trên những yếu tố khác biệt sau đây, không khó để phân biệt chúng.

UX (Trải nghiệm người dùng) UI (Giao diện người dùng)
Định nghĩa Tập trung vào trải nghiệm của người dùng, giải quyết các vấn đề mà người dùng gặp phải khi truy cập vào website Tập trung vào thiết kế giao diện người dùng, hiện thực hóa UX bằng hình ảnh
Đo lường Được đo lường thông qua phản hồi người dùng, khảo sát, thống kê và dữ liệu về hành vi người dùng Được đo lường thông qua yếu tố thiết kế, thẩm mỹ, tương tác, và sự hài lòng của người dùng
Công cụ Các phương pháp nghiên cứu người dùng, phân tích người dùng, thiết kế thông qua wireframes và prototypes Các công cụ thiết kế đồ họa, công cụ tạo giao diện người dùng, bộ công cụ quyết định về màu sắc, kiểu chữ và đồ họa
Liên quan Liên quan trực tiếp đến UI, nhưng tập trung vào tổng thể trải nghiệm người dùng Liên quan trực tiếp đến UX, nhưng tập trung vào giao diện hình ảnh và tương tác với người dùng

3. Tầm quan trọng của UI, UX trong thiết kế website

Tầm quan trọng của UI và UX trong thiết kế website là không thể phủ nhận. Một trang web tốt với trải nghiệm người dùng xuất sắc và giao diện hấp dẫn có thể thu hút, giữ chân, tạo lòng tin cho người dùng. Ngược lại, một trang web thiếu UX và UI sẽ dẫn đến sự khó chịu, xa hơn nữa là ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi.

Nếu ví website là một chiếc xe thì UI chính là ngoại hình, còn cảm giác trên xe chính là UX. Xe có đẹp đến mấy nhưng tiếng máy to và xóc thì cũng vô nghĩa. Hoặc ngược lại, xe có êm đến đâu nhưng ngoại hình ọp ẹp thì cũng bị người dùng quay lưng.

Dưới đây là những lý do vì sao doanh nghiệp cần website có UI/UX tối ưu.

3.1 Tạo sự ấn tượng ban đầu

Một giao diện hấp dẫn và chuyên nghiệp sẽ tạo ra ấn tượng ban đầu với người dùng, thu hút họ tiếp tục khám phá và tương tác trên website.

Theo khảo sát từ The Gomez Report, 88% khách hàng sẽ không quay lại một trang web sau một trải nghiệm người dùng không tốt. Đồng thời, có đến 94% người dùng đánh giá một trang web dựa trên bố cục và thiết kế tổng thể.

3.2 Tăng khả năng tương tác

UI/UX tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, làm cho website dễ sử dụng, tăng cường tính tương tác và giúp người dùng thực hiện các tác vụ một cách hiệu quả. Nhờ đó, trên website được tối ưu giao diện tốt, người dùng có xu hướng truy cập lâu hơn, tăng khả năng tương tác hơn. 

Theo một nghiên cứu từ Stanford University, thiết kế giao diện người dùng tốt có thể tăng tương tác của người dùng lên đến 200%.

Mặt khác, UI, UX cũng ảnh hưởng đến hiệu suất của website, bao gồm tốc độ tải trang, tương thích đa nền tảng và tối ưu hóa trên các thiết bị di động. Điều này tạo ra trải nghiệm trơn tru, giảm tỷ lệ thoát và đảm bảo người dùng không gặp các khó khăn kỹ thuật.

Ngoài ra, người dùng có trải nghiệm tốt cũng có xu hướng chia sẻ thông tin và giới thiệu trang web cho người khác, góp phần tăng lưu lượng truy cập và tiếp cận đối tượng mới.

>> Xem thêm: MMCLOUD WordPress là gì? Vì sao nên thiết kế website bằng MCLOUD WordPress?

3.3 Tăng độ tin cậy về thương hiệu

Trải nghiệm người dùng tốt sẽ tạo niềm tin về thương hiệu và tạo điều kiện để họ quay lại và tiếp tục sử dụng website.

Song song với đó, một giao diện đồng nhất và mang tính nhận diện sẽ tạo ra ấn tượng mạnh, dễ khiến người dùng ghi nhớ. Đồng thời, giao diện website đôi khi còn là tấm gương phản chiếu phong cách, giá trị và văn hóa của doanh nghiệp.

3.4 Tăng tỷ lệ chuyển đổi

UI/UX có thể tối ưu hóa quá trình chuyển đổi trên trang web, từ việc người dùng thực hiện hành động như mua hàng cho đến đăng ký hoặc điền biểu mẫu. Bằng cách tạo ra giao diện hấp dẫn và tối ưu hóa quy trình, UI/UX giúp nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Theo một nghiên cứu của HubSpot, cải thiện trải nghiệm người dùng có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 200%.

3.5 Cắt giảm chi phí dịch vụ khách hàng

Thiết kế UX có chiến lược còn có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm khoản chi phí cho khâu dịch vụ khách hàng. Bởi khách hàng luôn có thể dễ dàng tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi của họ và đi đến quyết định mua hàng, mà không cần thêm sự tư vấn của chuyên viên.

3.6 Cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm

Thiết kế UI/UX cũng là một bánh răng cốt lõi quyết định thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm. Do đó, để website hiện diện tốt trên Internet, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yếu tố UI, UX.

>> Xem thêm: 7+ Bước Phát Triển Website Bán Hàng Hiệu Quả

Kết

Tóm lại, UX, UI là hai trong số những yếu tố cần đặc biệt chú trọng trên website.

Tập trung vào trải nghiệm người dùng và giao diện không chỉ tạo ra lợi ích về doanh thu, khả năng tương tác và thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm, mà còn thể hiện cam kết của doanh nghiệp đối với sự hài lòng và trải nghiệm của khách hàng. 

giải pháp marketing online
Website của bạn đã lâu không được cập nhật?
Chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích và đánh giá hiện trạng website, từ đó đưa ra phương án cải tiến phù hợp nhất cho bạn.

Video nên xem:

Comments are closed.