Nội dung của bạn bị tụt hạng do Google thay đổi thuật toán, gây ảnh hưởng đến SEO. Chi phí quảng cáo SEM tăng vọt bởi tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Quảng cáo trên Facebook lại không đem về leads chất lượng như vài năm trước đây. TikTok không có tệp khách hàng mục tiêu của bạn. Vậy, chắc chắn phải cân nhắc đến một nền tảng tiếp thị bền vững hơn – như email marketing.
Trong bài viết, MMDIGITAL sẽ tổng hợp top 5 phần mềm email marketing miễn phí tốt nhất hiện nay. Lưu ý rằng vì là những phiên bản ứng dụng miễn phí, nên mỗi phần mềm sẽ có ưu điểm và hạn chế riêng.
Cùng tìm hiểu.
Nội dung chính:
1. Phần mềm email marketing Zoho Campaigns
Zoho Campaigns là một công cụ email marketing của Zoho Corp, cung cấp tính năng tạo, gửi, theo dõi email và nhiều tính năng nâng cao khác.
Zoho Campaigns có gói miễn phí mãi mãi. Gói này hỗ trợ tối đa tối đa 5 người dùng, 6000 email mỗi tháng và 2000 địa chỉ liên hệ. Với doanh nghiệp nhỏ hoặc công ty khởi nghiệp, những con số này là vừa đủ để triển khai các chiến dịch quy mô vừa phải.
Cũng trong bản miễn phí, Zoho hào phóng đưa vào trình tạo bản tin email kéo và thả cực kỳ dễ sử dụng. Bao gồm khối nội dung, hình ảnh, CTA, liên kết, header và footer. Tất cả đều được tối ưu sẵn cho thiết bị di động.
Tuy nhiên, một điểm khá đáng tiếc là chúng ta không được sử dụng các tính năng nâng cao trong bản miễn phí. Trong đó gồm những tính năng tạo nên tên tuổi của Zoho Campaigns như thư viện mẫu email dành cho mọi mục đích, trình tạo hành trình email tự động hóa dựa trên quy tắc, SMS marketing, phân tích và báo cáo.
Ngoài ra, để thêm người dùng hoặc nếu muốn gửi email không giới hạn số lượng, bạn sẽ phải nâng cấp lên các gói trả phí của phần mềm.
Ưu điểm
- Giao diện dễ sử dụng
- Tính năng thiết lập hàng trình tự động hóa thông minh
- Bao gồm cả SMS marketing
- Khả năng tích hợp với ứng dụng Zoho và ứng dụng bên thứ 3
- Có gói miễn phí mãi mãi
- Cho phép nhập hoặc tải lên liên hệ từ các nền tảng khác
Nhược điểm
- Giới hạn người dùng và số liên hệ trong bản miễn phí
- Nhiều tính năng chỉ có trong bản có phí
>> Xem thêm: Zoho Campaigns là gì? Gửi Email Marketing đúng người, đúng thông điệp, đúng thời điểm
2. Phần mềm email marketing HubSpot Email Marketing
Phiên bản miễn phí của phần mềm HubSpot Email Marketing cho phép tạo, quản lý, gửi và theo dõi chiến dịch email marketing hiệu quả. Nổi bật nhất với khả năng tích hợp với phần mềm CRM của Hubspot.
Nếu cũng đang sử dụng phần mềm marketing và CRM từ nhà HubSpot, việc triển khai chiến dịch email với Hubspot Email Marketing sẽ cực kỳ đơn giản.
Trong phiên bản miễn phí, Hubspot cho phép gửi nhiều nhất 2000 email mỗi tháng, hơn 100 liên hệ và cũng bao gồm báo cáo hiệu quả.
Mặc dù bản miễn phí có giới hạn về tính năng so với bản trả phí, nhưng đây vẫn là một sự lựa chọn đáng cân nhắc cho các doanh nghiệp có ngân sách hạn chế.
Ưu điểm
- Giao diện thân thiện với người dùng
- Tính năng quản lý dữ liệu và xoay vòng khách hàng
- Đa dạng mẫu email
- Tính năng báo cáo và phân tích
- Tính năng A/B testing
- Khả năng tích hợp sâu với các phần mềm khác từ Hubspot
Nhược điểm
- Giới hạn số lượng liên hệ và số email gửi trong ngày đối với bản miễn phí
- Phụ thuộc vào hệ sinh thái HubSpot
- Hạn chế trong việc tạo mới mẫu email
- Giới hạn dung lượng tệp đính kèm
- Tính năng bổ sung tương đối đắt đỏ
- Chưa hỗ trợ tiếng Việt
>> Xem thêm: CRM là gì? 7+ lợi ích chinh phục doanh nghiệp
3. Phần mềm email marketing MailerLite
MailerLite được yêu thích nhờ khả năng tùy chỉnh bản tin email linh hoạt. Phiên bản miễn phí của phần mềm cho phép chèn các khối nội dung sinh động, giúp làm nổi bật bài viết. Chẳng hạn như hình ảnh, video, sự kiện, đồng hồ đếm ngược, nhúng bài viết blog, nhúng video từ nền tảng phát video,…
Ngoài nội dung email, MailerLite còn bao gồm các tính năng phân khúc đối tượng và tự động hóa trong gói miễn phí. Song song với đó, bạn cũng có thể xem nhanh hiệu quả của chiến dịch với báo cáo được tạo tự động.
Dù vậy, MailerLite không bao gồm các mẫu email (email template) có sẵn. Điều này đòi hỏi người dùng phải có một chút khả năng sáng tạo để có thể bố cục email một cách hợp lý.
Ưu điểm
- Trình chỉnh sửa email linh hoạt, sinh động
- Tính năng tạo biểu mẫu đăng ký và trang đích
- Tính năng phân đoạn và cá nhân hóa
- Chi phí của bản có phí hợp lý
- Khả năng tích hợp khá
Nhược điểm
- Không có mẫu email
- Thiếu báo cáo và phân tích chuyên sâu
- Quá trình xác thực tài khoản phức tạp
- Giao diện không thân thiện nếu so với các đối thủ như Zoho Campaigns hay Mailchimp
4. Phần mềm email marketing Zoho Marketing Plus
Zoho Marketing Plus là cái tên khác nhất trong danh sách này. Đây là một nền tảng tiếp thị hợp nhất, cho phép quản lý và triển khai tất cả các chiến dịch marketing tại một nơi. Bao gồm cả email marketing.
Để dễ hình dung, có thể hiểu rằng Zoho Marketing Plus bao gồm Zoho Campaigns, cái tên đang đứng top 1 trong bảng xếp hạng này. Ngoài ra, Zoho Marketing Plus còn cho phép quản lý nhiều chiến dịch khác. Ví dụ như chiến dịch mạng xã hội, chiến dịch website, chiến dịch quảng cáo trực tuyến, v.v.
Đây sẽ là một nền tảng thống nhất mọi hoạt động tiếp thị, cực kỳ có giá trị khi doanh nghiệp muốn triển khai tiếp thị đa nền tảng.
Ưu điểm
- Bao gồm tất cả các tính năng của Zoho Campaigns
- Phù hợp để triển khai tiếp thị đa kênh
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng hàng đầu
- Tập trung vào bảo mật và quyền riêng tư
- Tự động hóa mọi hoạt động tiếp thị
- Tính phí linh hoạt theo người dùng
Nhược điểm
- Bản miễn phí giới hạn trong 14 ngày
- Khó sử dụng với người mới vì nhiều tính năng
>> Xem thêm: Thời gian gửi email marketing hiệu quả: khung giờ vàng nhân đôi tỷ lệ mở
5. Phần mềm email marketing Mailchimp
Mailchimp là phần mềm email marketing đã có thâm niên hơn 10 năm tuổi, bao gồm cả bản miễn phí. Phải công nhận rằng kể từ khi Intuit, công ty đứng sau Credit Karma và TurboTax, mua lại Mailchimp năm 2021, phần mềm này đã có những bước tiến đáng kể.
Nổi bật phải kể đến những bước tiến trong việc cải thiện khả năng tự động hóa cũng như tinh giản trải nghiệm tổng thể để trở nên đơn giản và dễ tiếp cận nhất.
Phiên bản miễn phí của Mailchimp cho phép tạo và gửi email, quản lý danh sách liên hệ và theo dõi hiệu quả của chiến dịch. Nó cũng cung cấp các tính năng như tạo biểu mẫu, tự động hóa, tích hợp với các ứng dụng và dịch vụ khác.
Mặc dù phiên bản miễn phí có giới hạn về số lượng người đăng ký và các tính năng nâng cao, Mailchimp vẫn là một lựa chọn hữu hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ.
Ưu điểm
- Giao diện trực quan, dễ sử dụng
- Tương thích với phần mềm bên thứ 3
- Tính năng A/B testing
- Cho phép tải lên liên hệ từ Salesforce, Squarespace và Shopify
- Phiên bản miễn phí dùng mãi mãi
Nhược điểm
- Giới hạn số người đăng ký và số lượng email gửi đi trong bản miễn phí
- Khả năng không được hỗ trợ khách hàng khi dùng bản miễn phí
- Không có tính năng lọc liên hệ bị trùng
- Chưa hỗ trợ tiếng Việt
- Các tính năng bổ sung có giá tương đối cao
Kết
Trên đây là tổng hợp 5 phần mềm email marketing miễn phí được doanh nhỏ và các công ty khởi nghiệp ưa chuộng nhất. Hầu hết các phần mềm đều cung cấp đủ các tính năng cơ bản để triển khai chiến dịch email hiệu quả.
Nếu doanh nghiệp có ngân sách khiêm tốn, lựa chọn một trong các phần mềm kể trên sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đến mức triệt để. Ngay cả khi nhu cầu kinh doanh mở rộng, bạn cũng sẽ thấy rằng các gói trả phí của chúng vẫn cực phải chăng.