tốc độ tải trang web là gì

Theo một nghiên cứu của Google, tốc độ tải là yếu tố chủ chốt khiến người dùng quyết định tiếp tục hay rời khỏi website.

Thực tế, 53% người dùng di động bỏ qua việc tải trang nếu nó mất quá 3 giây. Tốc độ tải còn ảnh hưởng đến thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm.

Chỉ cần chậm 1 giây, website có thể giảm 7% tỷ lệ chuyển đổi, giảm hạng 11% và giảm 16% sự hài lòng của người dùng, số liệu từ Akamai.

Từ đó, có thể thấy tốc độ tải website không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà còn tác động đáng kể đến hiệu suất kinh doanh và thành công của website.

Vậy tốc độ tải website thật sự là gì? Cách nó hoạt động, tầm quan trọng và cách cải thiện tốc độ? 

Cùng tìm hiểu trong bài viết này.

1. Tốc độ tải website là gì?

Tốc độ tải website là thời gian mà một trang web cần để tải và hiển thị hoàn toàn trên trình duyệt của người dùng.

Tốc độ tải website được đo bằng đơn vị thời gian, thường là giây. Tốc độ tải trang nhanh có thể chỉ mất vài giây hoặc ít hơn. Trong khi đó, tốc độ tải trang chậm có thể mất nhiều giây hoặc thậm chí được tính bằng phút.

Cụ thể hơn, tốc độ tải website là tổng thời gian gửi yêu cầu từ trình duyệt đến máy chủ, thời gian xử lý yêu cầu trên máy chủ, thời gian tải xuống các tài nguyên như hình ảnh, CSS, JavaScript và thời gian hiển thị nội dung trên trang web.

Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến thời gian tải trang. Nó chủ yếu phụ thuộc máy chủ lưu trữ, lượng băng thông truyền tải và thiết kế trang web – cũng như số lượng, loại và trọng lượng của các thành phần trên trang. Các yếu tố khác bao gồm vị trí của người dùng, thiết bị và loại trình duyệt.

Tốc độ tải website hay còn được biết đến với tên gọi là thời gian tải trang hoặc Page Load Time.

tốc độ tải trang web là gì
Nguồn ảnh: Freepik

>> Xem thêm: Như thế nào là một website hiệu quả? | Tổng hợp các yếu tố cần thiết

2. Tốc độ tải website được tính như thế nào?

Tốc độ tải website được tính kể từ khi người dùng đưa ra yêu cầu và kết thúc khi toàn bộ nội dung của trang được hiển thị trên trình duyệt.

Dưới đây là chu trình phản hồi yêu cầu điển hình với nhiều bước khác nhau. Cộng gộp thời gian dành cho các bước này, chúng ta có con số tốc độ tải trang cuối cùng. 

Chi tiết

  • Người dùng nhập URL, gửi biểu mẫu hoặc nhấp vào siêu liên kết
  • Trình duyệt gửi yêu cầu đến máy chủ thông qua mạng
  • Yêu cầu được xử lý bởi máy chủ web
  • Máy chủ web gửi phản hồi trở lại trình duyệt
  • Trình duyệt bắt đầu nhận trang được yêu cầu
  • Trình duyệt phân tích, tải và hiển thị nội dung trang
  • Toàn bộ trang được yêu cầu sẽ có sẵn trên trình duyệt

3. Vì sao tốc độ tải website lại quan trọng?

Như đã đề cập ở đầu bài viết, tốc độ tải là yếu tố chính quyết định liệu rằng người dùng có ở lại website của bạn hay không. Song song với đó, tốc độ tải còn quyết định thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu của doanh nghiệp.

Dưới đây là chi tiết những lý do vì sao tốc độ tải website lại đóng vai trò quan trọng.

3.1 Nâng cao trải nghiệm người dùng

Chúng ta đang ngày một thấy nhiều hơn những kiểu website phục vụ cho các mục đích khác nhau. Tuy nhiên, dù làm cách gì hay theo đuổi xu hướng nào, tất cả đều phải đáp ứng tiêu chí tiên quyết đó là trải nghiệm người dùng.

Người dùng hiện đại luôn muốn có trải nghiệm trực tuyến nhanh chóng và tức thì. Đại đa số thường không đủ kiên nhẫn để chờ đợi một website tải chậm.

Do đó, website có tốc độ tải nhanh, tức là website đã thành công một phần. 

3.2 Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi

Tốc độ tải website tương quan chặt chẽ với tỷ lệ chuyển đổi. Tức là tỷ lệ người dùng thực hiện hành động mong muốn như mua hàng, đăng ký, hoặc điền vào biểu mẫu. 

Bởi lẽ trên thực tế, nếu website của doanh nghiệp bạn tải quá chậm, người dùng có thể bỏ qua hoặc rời trang trước khi hoàn thành hành động. Tất nhiên, điều này ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ chuyển đổi.

Vì vậy, website có tốc độ tải càng nhanh, tỷ lệ chuyển đổi càng cao.

giải pháp marketing online
Website của bạn đã lâu không được cập nhật?
Chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích và đánh giá hiện trạng website, từ đó đưa ra phương án cải tiến phù hợp nhất cho bạn.

3.3 Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là tiêu chí mà mọi website đều phải theo đuổi, dù muốn hay không. 

Các công cụ tìm kiếm như Google đã có nhiều báo cáo chính thức cho biết tốc độ tải là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xếp hạng trang.

Do đó, website có tốc độ tải càng nhanh, càng được ưu tiên hiển thị. Nhờ vậy, doanh nghiệp của bạn sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng hơn.

>> Xem thêm: 5+ tiêu chí xếp hạng website cốt lõi mà Google không nói cho bạn biết

3.4 Tăng tính tương tác

Khi trang web tải nhanh, người dùng có xu hướng tương tác nhiều hơn và duyệt trang lâu hơn. 

Điều này mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp đưa thông điệp, quảng cáo và tạo sự tương tác mạnh mẽ với người xem.

3.5 Tạo dựng lòng tin và độ tin cậy

Một quy luật bất thành văn, tốc độ tải trang ảnh hưởng đến độ tin cậy của người dùng đối với website.

Những giây đầu tiên cực quan trọng trong việc tạo ấn tượng ban đầu với người dùng. Một trang web tải chậm khiến người dùng cảm thấy thiếu tin cậy. Ngược lại, một trang web tải nhanh mang đến cảm giác chuyên nghiệp và tăng cường lòng tin từ phía người dùng.

Lòng tin không chỉ dừng lại ở trải nghiệm cá nhân, mà còn tác động sâu đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Website tin cậy dẫn đến tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh số và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Và ngược lại.

>> Xem thêm: 7+ Bước Phát Triển Website Bán Hàng Hiệu Quả

4. Làm sao để cải thiện tốc độ tải website?

Cải thiện tốc độ tải website là một quá trình tương đối phức tạp. Doanh nghiệp đòi hỏi phải có nhân sự vững chuyên môn để thực hiện.

Dưới đây là một số phương pháp phổ biến để tăng cường tốc độ tải trang. Cụ thể gồm:

  • Nén tệp: Giảm kích thước của CSS, HTML, JavaScript, hình ảnh và các thành phần web khác.
  • Giảm chuyển hướng: Mỗi lần trang web chuyển hướng trình duyệt đến một máy chủ khác, người dùng sẽ phải chờ đợi thêm để yêu cầu được phản hồi. Vì vậy, website cần hạn chế, hoặc tốt nhất là nên loại bỏ chuyển hướng nếu có thể.
  • CDN: Mạng phân phối nội dung (CDN) giúp đưa tài nguyên trên trang web tới gần với người dùng từ các máy chủ gần họ về mặt địa lý. Bằng cách sử dụng CDN, bạn có thể tăng tốc độ tải trang web cho người dùng ở mọi địa điểm trên thế giới.
  • Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu: Nếu trang web của bạn sử dụng cơ sở dữ liệu, hãy đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu được tối ưu hóa đúng cách. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng chỉ mục, loại bỏ dữ liệu không cần thiết, sử dụng truy vấn hiệu quả và cân nhắc sử dụng bộ nhớ cache.
  • Kiểm tra và giám sát: Thường xuyên kiểm tra và giám sát tốc độ tải trang để phát hiện và khắc phục các vấn đề. Sử dụng các công cụ như Google PageSpeed Insights, Pingdom, hoặc GTmetrix để đánh giá và nhận gợi ý cụ thể cho việc cải thiện tốc độ.

Kết

Trên đây là lời đáp cho câu hỏi tốc độ tải website là gì, cách thức hoạt động, tầm quan trọng và cách cải thiện nó.

Tóm lại, tốc độ tải trang tốt mang lại trải nghiệm người dùng tích cực, tạo dựng lòng tin về doanh nghiệp, tăng thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm và thúc đẩy tỉ lệ chuyển đổi.

Hiện nay, với số lượng website ngày càng nhiều, doanh nghiệp càng phải tập trung tối ưu tốc độ tải trang để không bị đối thủ bỏ lại trên Internet.

Bạn vẫn đang loay hoay tìm chỗ đứng cho website của doanh nghiệp trên internet, tham khảo bộ giải pháp thiết kế website toàn diện MMCLOUD WordPress của chúng tôi!

mmcloud wordpress

Video nên xem:

Comments are closed.