định nghĩa UX là gì

Ngày nay, khái niệm về trải nghiệm người dùng hay còn gọi là UX (User Experience) đang trở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng. UX không chỉ là một khái niệm về thiết kế đơn thuần mà còn là phương pháp tiếp cận toàn diện đối với việc xây dựng và cải thiện trải nghiệm người dùng.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đem đến các thông tin chi tiết nhất về UX là gì? Vì sao thiết kế UX lại trọng với trang web?

Cùng tìm hiểu!

1. UX là gì? 

Theo Don Norman, người đặt ra thuật ngữ UX thì UX có nghĩa là trải nghiệm người dùng bao gồm tất cả các khía cạnh tương tác của người dùng cuối với công ty, dịch vụ hay sản phẩm.

Nói một cách dễ hiểu thì trải nghiệm người dùng UX là bất kỳ những tương tác mà người dùng có với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. 

Có thể nói, mục tiêu cuối cùng của UX là cung cấp cho người dùng những trải nghiệm trực quan, hiệu quả và phù hợp.

Ví dụ về trải nghiệm khách hàng khi điền Form đăng ký:

ví dụ về UX khi điền biểu mẫu đăng ký

Khi bạn thiết kế một Form đăng ký với quá nhiều bước và quy trình rườm rà, bố cụ không trực quan sẽ làm cho khách hàng cảm thấy rối mắt. Thay vào đó, để tối ưu hóa UX cho các hoạt động như điền form đăng ký, bạn cần thiết kế biểu mẫu ngắn gọn, trực quan bằng các thông tin cần thiết.

2. UX Designer là gì?

UX Designer hay thiết kế trải nghiệm người dùng là người chịu trách nhiệm tạo ra trải nghiệm người dùng tích cực và tối ưu cho một ứng dụng, trang web, hoặc sản phẩm…

Công việc của họ không chỉ dừng lại ở việc tạo ra giao diện đẹp mắt, mà còn bao gồm việc hiểu rõ nhu cầu, hành vi và mong muốn của người dùng để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng đúng các yêu cầu và tạo ra trải nghiệm tích cực.

UX Designer thiết kế trải nghiệm người dùng

3. Sự khác biệt giữa UI và UX là gì?

UI (User Interface) và UX (User Experience) là hai khái niệm liên quan đến trải nghiệm người dùng, nhưng có sự khác biệt rõ ràng ở nhiều khía cạnh.

UI là viết tắt của User Interface, hiểu một cách đơn giản thì UI bao gồm tất cả những gì người dùng có thể thấy như: màu sắc, bố cục, hình ảnh…

Sự khác biệt chính giữa 2 khái niệm này là UI tập trung vào giao diện trực quan và thiết kế, trong khi UX tập trung vào trải nghiệm người dùng toàn diện, bao gồm cảm giác, tương tác…

Tóm lại, UI là thứ mà người dùng nhìn thấy, UX là cách người dùng sử dụng. Ví dụ: Một website có thể có UI đẹp nhưng UX không tốt và ngược lại.

3. Vì sao thiết kế UX lại quan trọng với trang web?

Trải nghiệm người dùng là yếu tố rất quan trọng của bất kỳ trang web nào. Dưới đây sẽ là những lý do nổi bật nhất như sau:

3.1 Tăng tỷ lệ tương tác

Theo các định nghĩa từ chuyên ngành, tỷ lệ tương tác trên website là tập hợp các tỷ lệ như: tỷ lệ nhấp tự nhiên, time-onsite, tỷ lệ thoát trang, tỷ lệ chuyển đổi… Các chỉ số này được xem là công thức đo lường hiệu quả của một website. 

Khi một trang web được thiết kế trực quan kết hợp cùng khả năng điều hướng tốt, thông qua các chức năng và tính năng sẽ giúp cho người dùng dễ dàng truy cập. Từ đó, sự tương tác giữa khách hàng với trang web sẽ tăng lên và dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. 

Ngược lại, nếu một trang web khó điều hướng, bố cục lộn xộn có thể khiến khách hàng cảm thấy khó chịu và nhanh chóng rời bỏ trang web. 

>> Xem thêm: Công nghệ lỗi thời trong doanh nghiệp và 5 mối nguy hại tiềm tàng

3.2 Tỷ lệ thoát giảm

Tỷ lệ thoát (bounce rate) là một thuật ngữ được sử dụng để phân tích lưu lượng truy cập trang web. Tỷ lệ này sẽ hiển thị phần trăm khách hàng truy cập vào trang web và sau đó “rời đi” thay vì tiếp tục xem các trang khác trong cùng một website. 

Thông thường, tỷ lệ thoát sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như: trải nghiệm người dùng, nội dung hoặc bố cục… 

Vậy nên, việc tối ưu trải nghiệm người dùng cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng để làm giảm tỷ lệ thoát, đảm bảo người dùng có thể truy cập dễ dàng và phù hợp tìm kiếm được các nội dung phù hợp. 

3.3 Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Tăng tỷ lệ chuyển đổi có thể được xem là mục tiêu chính của nhiều trang web. Khi một trang web có thiết kế trải nghiệm người dùng tốt sẽ làm tăng tỷ lệ chuyển đổi, tạo thêm doanh thu thông qua các hành động như: đăng ký mua hàng, điền vào biểu mẫu…

Nhìn chung, trải nghiệm người dùng tốt sẽ làm tăng số lượt chuyển đổi trên trang web. Vì mọi người có nhiều khả năng mua hàng từ trang web dễ sử dụng và điều hướng hơn. 

3.4 Tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm

Trải nghiệm người dùng cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm (SEO). Bởi vì, các công cụ tìm kiếm sẽ xếp hạng trang web dựa trên những trải nghiệm người dùng. 

Dưới đây là một số yếu tố liên quan giữa UX ảnh hưởng đến SEO:

  • Tốc độ tải trang
  • Nội dung chất lượng
  • Tối ưu giao diện trên thiết bị di động
  • Cấu trúc website rõ ràng
  • Tích hợp hình ảnh đa phương tiện
  • Bảo mật và HTTPS

>> Xem thêm: 5 công cụ phân tích website cho số liệu chuẩn xác nhất

3.5 Xây dựng hình ảnh thương hiệu

Thiết kế UX không chỉ giúp tăng cường trải nghiệm người dùng mà còn đóng góp vào việc xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp. Một trải nghiệm người dùng tốt giúp tạo ra ấn tượng tích cực với khách hàng khi họ truy cập trang web. 

Đồng thời, cung cấp trải nghiệm liền mạch, xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp và tích cực trong tâm trí của khách hàng.

Kết luận

Tóm lại, trải nghiệm người dùng không chỉ là một yếu tố quyết định thành công của một trang web mà còn là chìa khóa để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. 

Một trong những bước cơ bản nhất trong việc tăng trải nghiệm người dùng là tối ưu hóa website trên giao diện thiết bị di động. Với MMCLOUD WordPress thì các giao diện đều sẽ được tối ưu sẵn trên các thiết bị như máy tính và di động. Còn với một số giải pháp thiết kế web khác bạn sẽ cần thực hiện từng bước để tối ưu website. Bạn có thể xem thêm video bên dưới đây và thực hiện theo nhé.

Chúc bạn thành công!

Comments are closed.