file png và jpg khác nhau như thế nào

PNG và JPG là 2 định dạng hình ảnh rất quen thuộc trong thế giới thiết kế đồ họa và web. Sự lựa chọn giữa file PNG và JPG có vai trò quan trọng trong việc hiển thị và tải trang web của bạn. Vậy nên, hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng có thể giúp bạn tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng và hiệu suất trang web.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến những thông tin chi tiết về file PNG và JPG. Đồng thời, giúp bạn hiểu rõ về file PNG và JPG khác nhau như thế nào? 

1. JPG là gì? 

JPG là viết tắt của “Joint Photographic Experts Group”. Từ lâu, JPG đã là định dạng nén tiêu chuẩn trong nhiếp ảnh kỹ thuật số. Định dạng JPG thường là sự lựa chọn phổ biến, bởi vì nó cho phép giảm dung lượng tệp mà không làm mất chất lượng hình ảnh quá lớn.

Điều này có nghĩa là nếu bạn có hình ảnh có dung lượng 20MB và bạn xuất nó dưới định dạng JPG thì kích thước đó sẽ là khoảng 2MB sau quá trình nén.

Một số lợi ích hàng đầu của hình ảnh JPG:

  • Kích thước tệp nhỏ, giúp bạn tiết kiệm dung lượng 
  • Hình ảnh JPG, hỗ trợ EXIF ​​​​tích hợp. Đây là dữ liệu được đính kèm vào các tệp hình ảnh JPG để lưu trữ thông tin về các thông số của hình ảnh.
  • Hỗ trợ màu sắc đa dạng, giúp bạn lưu trữ hình ảnh với nhiều chi tiết màu sắc.
  • Định dạng JPG tương thích rộng rãi trên hầu hết các thiết bị và trình duyệt web

Mặc khác, định dạng JPG vẫn tồn tại một số những khuyết điểm như:

  • Trong quá trình nén hình ảnh, bạn sẽ bị mất các pixel mà không thể lấy lại được.
  • File JPG không phải lựa chọn tốt cho việc in CMYK. Bởi vì khi nén dữ liệu sẽ làm mất một số thông tin hình ảnh. Đồng thời làm thay đổi không gian màu CMYK.
  • Không hỗ trợ tùy chỉnh chế độ trong suốt (Transparent) cho hình ảnh

2. PNG là gì? 

PNG là viết tắt của “Portable Network Graphics”. Định dạng PNG được thiết kế để thay thế cho định dạng trao đổi đồ họa hoặc GIF mà mọi người thường liên tưởng đến hình ảnh chuyển động.

Trong quá trình nén, PNG không làm tốn bất kỳ dung lượng nào. Việc này có nghĩa là cho dù bạn có nén hình ảnh PNG bao nhiêu lần thì chất lượng cũng không bị giảm. Chính vì thế, định dạng PNG thường có kích thước tệp khá lớn, lớn hơn nhiều so với JPG để lưu trữ hình ảnh của bạn chất lượng hơn.

Một số lợi ích hàng đầu của hình ảnh PNG bao gồm:

  • PNG không sử dụng thuật toán nén mất dữ liệu như JPG, nên không làm mất thông tin hình ảnh và giữ nguyên chất lượng gốc.
  • PNG hỗ trợ chất lượng trong suốt, cho phép bạn tạo ra hình ảnh có phần nền trong suốt.
  • PNG hỗ trợ màu 24-bit, cho phép hiển thị một loạt màu sắc rộng lớn.
  • PNG cho phép lưu trữ hình ảnh với chất lượng cao, thường được dùng để lưu hình ảnh có nhiều chi tiết và màu sắc phức tạp.

Bên cạnh đó, PNG vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Dung lượng hình ảnh lớn đáng kể so với các loại tệp hình ảnh khác.
  • Tùy thuộc vào chương trình và tệp, bạn có thể mất nhiều thời gian hơn để nén hình ảnh
  • PNG không hỗ trợ lớp màu (layer) nhiều như các định dạng khác như PSD (Photoshop) hoặc AI (Adobe Illustrator)

3. File PNG và JPG khác nhau như thế nào?

Nhìn chung, PNG và JPG là hai định dạng hình ảnh phổ biến và có một số điểm khác nhau nổi bật như:

sự khác nhai giữa file PNG và JPG
Nguồn: www.fixrunner.com

3.1 Quá trình nén

Sự khác biệt lớn nhất của JPG và PNG là sử dụng định dạng nén.

JPG sử dụng thuật toán nén mất dữ liệu. Quá trình nén như vậy sẽ giúp bạn tạo nên một kích thước tệp có kích thước nhỏ hơn, nhưng chúng sẽ làm bạn bị mất dữ liệu trong khi nén.

Còn với PNG, sử dụng thuật toán nén không mất dữ liệu. Việc này có nghĩa là chất lượng của hình ảnh vẫn cao, ngay cả khi nén và giải nén. Có thể nói, hình ảnh được lưu trữ với chất lượng gần giống như hình gốc. 

3.2 Hình nền trong suốt

Chế độ trong suốt (Transparent) là tính năng khác biệt lớn nhất giữa 2 định dạng PNG và JPG. Định dạng JPG không hỗ trợ xuất các hình ảnh có nền trong suốt.

Vì thế, nếu bạn có các hình ảnh sử dụng nền trong suốt (Transparent) bạn cần chọn định dạng PNG. Đồng thời, hình ảnh cũng sẽ được lưu trữ ở chất lượng cao, rõ nét hơn nhiều.

Thông thường một số các hình ảnh như: Logo, hình ảnh vector, biểu đồ…

3.3 Kích thước tập tin

 Kích thước tập tin giữa PNG và JPG sẽ có sự khác biệt như: 

Do JPG sử dụng nén mất dữ liệu, nên các tệp JPG thường có dung lượng nhỏ hơn so với tệp PNG, đặc biệt đối với hình ảnh chứa nhiều màu sắc hoặc dạng ảnh nhiều chi tiết.

Đối với các tệp PNG thường có dung lượng lớn hơn. Vì nó duy trì chất lượng hình ảnh gốc và không thực hiện nén mất dữ liệu.

3.4 Mục đích sử dụng 

JPG thường được sử dụng cho hình ảnh số hóa, hình ảnh nhiếp ảnh và trong các tình huống yêu cầu dung lượng tệp nhỏ.

Ngược lại, định dạng PNG thường được sử dụng trong đồ họa máy tính, thiết kế đồ họa, hình ảnh có độ trong suốt và các hình ảnh đòi hỏi chất lượng cao.

Thông thường, các hình ảnh đăng tải ở các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram,… sẽ được xuất ở định dạng PNG, để hình ảnh có chất lượng cao và rõ nét.

4. PNG và JPG cái nào tốt hơn trong việc thiết kế web?

Sự lựa chọn giữa định dạng hình ảnh PNG và JPG trong thiết kế web phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể và nội dung hình ảnh

  • PNG cho hình ảnh với độ trong suốt và nền trong suốt:

Nếu bạn cần sử dụng hình ảnh có độ trong suốt hoặc nền trong suốt (transparent background), PNG là lựa chọn tối ưu nhất. Định dạng PNG sẽ làm cho hình ảnh hiển thị trên nhiều nền màu hoặc hình nền khác nhau mà không làm thay đổi màu sắc.

  • JPG cho hình ảnh nhiếp ảnh và hình ảnh có màu sắc đa dạng

Định dạng JPG thường tốt cho hình ảnh nhiếp ảnh và hình ảnh có màu sắc đa dạng, đặc biệt là khi bạn muốn giảm kích thước tệp và tải trang web nhanh hơn. 

  • PNG cho biểu đồ, biểu đồ vector và hình ảnh với vùng trong suốt

Nếu bạn sử dụng biểu đồ, biểu đồ vector hoặc hình ảnh có nền trong suốt trong thiết kế web bạn nên chọn PNG. PNG giữ nguyên độ chính xác và chi tiết trong hình ảnh, giúp chúng hiển thị đúng trên nền màu và nền đa dạng.

  • JPG cho hình ảnh thông thường hoặc hình ảnh không cần độ trong suốt

Nếu như bạn đang thiết kế web kết hợp với các hình ảnh thông thường. Bạn có thể sử dụng JPG, để tiết kiệm dung lượng lưu trữ cho website.

  • Xem xét kích thước tệp và tốc độ tải trang web

PNG thường tạo ra các tệp có dung lượng lớn hơn so với JPG. Nếu bạn đang muốn tối ưu hóa tốc độ tải trang web, bạn cần xem xét kích thước tệp và cân nhắc việc sử dụng JPG cho những hình ảnh có dung lượng lớn. 

Kết luận

Nhìn chung, cả hai định dạng này đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Vậy nên, sự lựa chọn sẽ phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể của dự án và loại hình ảnh mà bạn sử dụng.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cũng có thể kết hợp cả hai định dạng để tối ưu hóa hiệu suất trang web.

Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn.

Comments are closed.