Trong thời đại số hóa ngày nay, Content Marketing đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ chiến lược tiếp thị nào.
Content Marketing không chỉ đơn giản là việc tạo ra nội dung và đăng lên Internet, mà nó đang thay đổi cách chúng ta tương tác với thông tin, sản phẩm và thương hiệu.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá sâu hơn về Content Marketing là gì? Tại sao nó có thể làm nên sự khác biệt trong các chiến lược tiếp thị?
Cùng tìm hiểu!
Nội dung chính:
1. Content Marketing là gì?
Theo CMI, Content Marketing một chiến lược tiếp thị tập trung vào việc tạo ra và phân phối nội dung có giá trị để thu hút và tiếp cận một đối tượng mục tiêu xác định, và cuối cùng thúc đẩy hành động của họ.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì Content Marketing là một hình thức Marketing tập trung vào việc sáng tạo và truyền tải nội dung đến với khách hàng.
Content Marketing có thể bao gồm việc tạo ra nhiều loại nội dung như bài viết trên blog, video, hình ảnh, bài thuyết trình, Ebook, bài đăng trên mạng xã hội và nhiều hình thức khác…
2. Vai trò của Content Marketing quan trọng như thế nào trong các doanh nghiệp?
Để biết vai trò của Content Marketing quan trọng như thế nào, cùng chúng tôi điểm qua các thống kê nổi bật như sau:
- Các doanh nghiệp có blog thường nhận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn 67% so với các công ty khác.
- 67% doanh nghiệp B2B cho rằng việc thực hiện chiến lược Content Marketing làm tăng mức độ tương tác và số lượng khách hàng tiềm năng.
- 88% mọi người ghi nhận các video của doanh nghiệp đã thuyết phục họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ.
3. Content Marketing là làm gì?
Content Marketing là một chiến lược tiếp thị tập trung vào việc tạo ra và phân phối nội dung có giá trị và hấp dẫn với mục tiêu thu hút và tương tác với đối tượng mục tiêu cụ thể. Dưới đây là một số công việc cụ thể mà Content Marketing thực hiện:
3.1 Tạo nội dung
Content Marketing đòi hỏi việc tạo ra nhiều loại nội dung, chẳng hạn như bài viết trên blog, video, hình ảnh, podcast, infographics, ebook, và nhiều hình thức khác. Nội dung này phải được tạo ra để cung cấp giá trị và giải quyết nhu cầu của khách hàng.
3.2 Chiến lược nội dung
Chiến lược nội dung là một kế hoạch chi tiết về nội dung sẽ tạo ra, cho ai, khi nào, và vì sao. Chiến lược này cần phải được thực hiện đúng với sứ mệnh và mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp.
3.3 Nghiên cứu đối tượng mục tiêu
Để tạo nội dung hấp dẫn, bạn cần nghiên cứu và hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình, bao gồm sở thích, nhu cầu, vấn đề họ đang đối diện, và cách họ tương tác trực tuyến.
3.4 Phân phối nội dung
Sau khi tạo nội dung, bạn cần xác định kênh để truyền tải. Việc này có thể bao gồm các hoạt động như chia sẻ trên mạng xã hội, gửi email, tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (SEO)…
3.5 Theo dõi và đo lường
Để đảm bảo rằng chiến dịch Content Marketing của bạn đạt được mục tiêu, bạn cần theo dõi và đo lường hiệu suất. Các chỉ số quan trọng có thể bao gồm lượt xem, tương tác xã hội, tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng.
>> Xem thêm: Zoho Social – Quản lý và xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội thông minh hơn
3.6 Kết nối với chiến lược tiếp thị tổng thể
Content Marketing không nên hoạt động độc lập. Nó nên được tích hợp vào chiến lược tiếp thị tổng thể của doanh nghiệp để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả.
4. Các loại hình Content Marketing phổ biến
Ngày nay, các loại hình Content Marketing ngày càng đa dạng và phổ biến. Vậy nên, để triển khai kế hoạch Content Marketing phù hợp nhất, bạn cần nên tìm hiểu chi tiết từng loại hình.
4.1 Blog
Blog được ra đời từ những năm cuối của thập niên 90. Cho đến thời điểm hiện tại, Blog vẫn đang là loại hình Content phổ biến nhất. Mọi người vẫn đọc blog hằng ngày và sử dụng blog làm nguồn thông tin chính để nghiên cứu.
Theo nghiên cứu đến từ Forbes, Blog giúp tăng 126% leads mang về cho doanh nghiệp nhỏ. Đồng thời, tăng 434% tỉ lệ được Google Index trang, là các hoạt động SEO.
Dưới đây là một số loại hình nội dung phổ biến cho Blog như:
- Bài viết thông tin
- Bài viết hướng dẫn
- Bài viết tin tức
- Bài viết FAQ, tập trung trả lời các câu hỏi của người dùng về một chủ đề cụ thể
Nhìn chung, việc chọn loại hình nội dung của blog sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của blog. Bạn có thể kết hợp các loại hình nội dung này để tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn cho blog.
4.2 Social Media
Theo các thống kê, hiện nay có 4,8 tỷ người dùng mạng xã hội trên toàn thế giới, chiếm 59,9% dân số toàn cầu và 92,7% tổng số người dùng internet. Vì vậy, Social Media là một loại hình Content thường được các doanh nghiệp ưu tiên triển khai để tiếp cận khách hàng.
Các nền tảng mạng xã hội phổ biến bao gồm Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn, YouTube, Pinterest, TikTok… Có thể nói, mạng xã hội đã thay đổi cách mà con người tương tác, chia sẻ thông tin và hỗ trợ cho các cá nhân và doanh nghiệp có thể quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của họ.
Các loại hình nội dung trên mạng xã hội có thể đa dạng, tùy thuộc vào mục tiêu riêng. Dưới đây là một số loại hình nội dung phổ biến trên mạng xã hội:
- Bài viết văn bản: Chia sẻ thông tin, trích dẫn, câu chuyện ngắn
- Ảnh và hình ảnh: Chia sẻ hình ảnh, ảnh động, infographics hoặc các hình ảnh sáng tạo
- Video ngắn hoặc video trực tiếp: Để chia sẻ nội dung, hướng dẫn sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ
- Story: Câu chuyện ngắn thời gian giới hạn trên các nền tảng như Instagram, Facebook, cho phép bạn chia sẻ nội dung tạm thời. Ví dụ như bài viết về hậu trường, sự kiện…
- Live Streaming (Phát trực tiếp): Sử dụng video trực tiếp để tương tác trực tiếp với khách hàng.
- Quảng cáo: Tạo các quảng cáo trả tiền để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua các nền tảng quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook Ads, Instagram Ads, Google Ads, và Twitter Ads.
4.3 Ebook
Ebook (viết tắt của “electronic book” – sách điện tử) là một định dạng sách được lưu trữ và phân phối dưới dạng tệp tin điện tử, thay vì phiên bản in truyền thống. Ebook có thể được đọc trên các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại di động và máy tính bảng…
Việc lựa chọn chủ đề và triển khai Ebook có thể sẽ là một thách thức đối với một số doanh nghiệp. Bởi vì, để viết Ebook người dùng cần nghiên cứu thật kỹ về chủ đề, các kiến thức chuyên sâu để xây dựng nên một nội dung có giá trị cho người đọc.
Hơn thế nữa, thông qua việc đăng ký nhận Ebook, doanh nghiệp sẽ thu thập được email của người dùng và tạo ra danh sách khách hàng tiềm năng cho chiến dịch Email Marketing.
4.4 Email Marketing
Email Marketing là một phương thức tiếp thị trực tiếp mà doanh nghiệp sử dụng để gửi email tới danh sách khách hàng tiềm năng. Thông qua Email Marketing, doanh nghiệp cũng có thể quảng bá sản phẩm /dịch vụ mới, thông báo chương trình ưu đãi,…
Hiện nay, Email Marketing được triển khai bằng nhiều hình thức đa dạng khác nhau như: Hình ảnh, video, form khảo sát… Việc kết hợp các yếu tố trên giúp tạo sự nổi bật trong chiến dịch Email Marketing và thu hút khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, để quản lý chiến dịch được tốt hơn, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng các công cụ phần mềm. Các phần mềm Email Marketing cho phép bạn dễ dàng quản lý danh sách email bao gồm việc thêm danh sách email, tự động gửi thông báo khi người đọc hủy đăng ký và loại bỏ email không hợp lệ…
5.5 Podcast
Podcast là một định dạng phát thanh trực tuyến, cho phép người dùng nghe nội dung âm thanh trên internet hoặc tải về để nghe trực tiếp trên các thiết bị như điện thoại di động, máy tính bảng…
Podcast là một loại hình Content khá mới mẻ, tuy nhiên được rất nhiều người dùng sự quan tâm và phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Số lượng podcast và người nghe podcast đã tăng đáng kể và nhiều doanh nghiệp và cá nhân đã sáng tạo nội dung theo loại hình này.
Podcast có khá nhiều chủ đề đa dạng và hấp dẫn người dùng như: chương trình radio, ký sự, tin tức hay phỏng vấn người nổi tiếng… Bạn có thể tìm kiếm và chọn lựa nội dung phù hợp để kết hợp triển khai cùng trong chiến lược Marketing.
Kết luận
Nhìn chung, Content Marketing không chỉ là việc tạo ra nội dung mà còn là cách tạo ra mối quan hệ. Nó thúc đẩy sự kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua nội dung giá trị.
Khi triển khai các loại hình Content Marketing, doanh nghiệp không chỉ tiếp cận thị trường, mà còn xây dựng cộng đồng và tạo dấu ấn đáng nhớ trong tâm trí của người tiêu dùng. Đó chính là sức mạnh của nội dung trong chiến lược tiếp thị.