các kênh bán hàng hiệu quả hiện nay

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thời đại mà cách mua sắm và bán hàng ngày càng chuyển dịch vào không gian số. Điều này tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp tăng trưởng thông qua việc sử dụng các kênh bán hàng hiệu quả. 

Tuy nhiên, với rất nhiều những sự lựa chọn về kênh bán hàng, làm sao để biết cái nào phù hợp với doanh nghiệp?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp các thông tin cơ bản về các kênh bán hàng. Đồng thời “điểm danh” các kênh bán hàng hiệu quả hiện nay mà doanh nghiệp có thể sử dụng.

Cùng tìm hiểu chi tiết!

1. Kênh bán hàng là gì? 

Theo định nghĩa của Gartner: “Kênh bán hàng là cách mà tổ chức bán hàng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) tiếp cận thị trường, thông qua các con đường trực tiếp hoặc gián tiếp, để bán sản phẩm hoặc giải pháp của mình cho khách hàng cuối.”

Kênh bán hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp cận, tương tác và thực hiện giao dịch với khách hàng.

Kênh bán hàng thường được phân chia thành các kênh trực tiếp và gián tiếp

  • Kênh bán hàng trực tiếp: Là doanh nghiệp tiếp xúc và tương tác trực tiếp với khách hàng mục tiêu mà không thông qua bất kỳ trung gian nào. Ví dụ như: bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, qua website… 
  • Kênh bán hàng gián tiếp: Kênh bán hàng gián tiếp là doanh nghiệp sử dụng các bên trung gian hoặc đối tác để đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng. Các kênh trung gian này có thể là đại lý, nhà phân phối hoặc cộng tác viên…

2. Sự khác biệt giữa kênh bán hàng và kênh tiếp thị kỹ thuật số là gì?

Trong lĩnh vực kinh doanh, các thuật ngữ về “kênh bán hàng” và “kênh tiếp thị kỹ thuật số” thường xuyên được sử dụng. Đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau về cách doanh nghiệp tương tác và tiếp cận khách hàng.

Mục tiêu chính của kênh bán hàng là tập trung vào việc trực tiếp bán sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng. Kênh bán hàng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. 

Còn kênh tiếp thị kỹ thuật số là những phương tiện cụ thể được sử dụng để truyền tải thông điệp đến người dùng. Ví dụ như:

  • Nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Instagram hoặc LinkedIn…
  • Quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột như Google Ads
  • Hoạt động tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)

Mục tiêu chính của kênh tiếp thị kỹ thuật số là nâng cao nhận thức, thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy họ thực hiện hành động chuyển đổi. 

Mặc dù có sự khác biệt nhau về chức năng. Nhưng cả hai loại kênh này có thể hoạt động cùng nhau để đạt được mục tiêu kinh doanh tổng thể của một doanh nghiệp.

3. Tìm hiểu các kênh bán hàng hiệu quả hiện nay 

Dưới đây sẽ là một số trong những kênh bán hàng phổ biến và tiềm năng mà doanh nghiệp có thể xem xét:

3.1 Cửa hàng truyền thống

Đây là những địa điểm bán lẻ mà các khách hàng có thể đến xem trực tiếp sản phẩm. Đa số các cửa hàng truyền thống cung cấp trải nghiệm mua sắm hữu hình. Khách hàng hoàn toàn có thể xem, chạm và trải nghiệm sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. 

Đối với kênh bán hàng trực tiếp này, doanh nghiệp cần phải đầu tư chi phí thuê mặt bằng, nhân viên, hàng tồn kho…

3.2 Website

Website cũng được xem là một trong những kênh bán hàng hiệu quả nhất. Bạn có thể thiết kế website để giới thiệu các sản phẩm/ dịch vụ hoặc cung cấp các thông tin hữu ích đến với người dùng. 

Đồng thời, bạn cũng cần triển khai các hoạt động SEO để tăng sự hiển thị của trang web trên các trang kết quả tìm kiếm.

>> Xem thêm: Thiết kế web chuẩn SEO là gì? Cách chọn dịch vụ thiết kế web chuẩn SEO chuyên nghiệp

3.3 Sàn thương mại điện tử

Ngày nay, thương mại điện tử đã trở thành kênh bán hàng phổ biến cho các doanh nghiệp. Đây là một trang web hoặc ứng dụng cho phép người mua có thể tìm kiếm và mua sắm các sản phẩm trực tuyến.

Trên thế giới, Amazon và Alibaba là 2 tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất. Đối với Việt Nam, Lazada, Shopee,Tiki và Sendo là các sàn thương mại điện tử mà người dùng hay sử dụng để mua sắm. 

Có thể nói, website thương mại điện tử phát triển đã thay đổi thói quen mua sắm của người dùng. Họ có thể thoải mái mua sắm và thanh toán bất cứ lúc nào. Vì vậy, tùy vào sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cân nhắc để triển khai trên các trang web thương mại điện tử.

Store MMGROUP là website thương mại điện tử, được phát triển dựa trên giải pháp thiết kế web MMCLOUD Woocommerce. Đối với website này, khách hàng hoàn toàn có thể duyệt, thêm vào giỏ hàng và thanh toán trực tiếp cho các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp. 

store mmgroup cửa hàng thương mại điện tử

>> Xem thêm video hữu ích

https://youtu.be/Nnp6jwk-3fI?feature=shared

3.4 Mạng xã hội

Mạng xã hội cũng là một trong các kênh bán hàng hiệu quả hiện nay. Đây là nơi các doanh nghiệp tiếp cận với phần lớn các khách hàng tiềm năng ở các nền tảng như Facebook , Instagram và Twitter… 

Dưới đây là một số mẹo để bạn giúp bạn kinh doanh ngay trên mạng xã hội như:

  • Giới thiệu sản phẩm kết hợp với hình ảnh sinh động
  • Chạy quảng cáo nhắm đến đối tượng mục tiêu
  • Hợp tác với những người có sức ảnh hưởng để quảng bá sản phẩm
  • Chia sẻ đánh giá của khách hàng
  • Trả lời các bình luận và tương tác với khách hàng.

3.5 Tiếp thị liên kết

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) là một mô hình tiếp thị trực tuyến. Công ty có thể hợp tác với cá nhân hoặc doanh nghiệp khác để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ và nhận lấy hoa hồng cho mỗi lần bán hàng. 

Kênh bán hàng này cho phép doanh nghiệp có thể tận dụng được phạm vi tiếp cận cũng như tầm ảnh hưởng của cá nhân hoặc doanh nghiệp để thúc đẩy doanh số bán hàng. 

Chương trình Cộng tác viên – Đối tác Công Nghệ của MMGROUP là một ví dụ điển hình cho kênh bán hàng tiếp thị liên kết. Các cộng tác viên sẽ là những đối tượng trung gian, giới thiệu các dịch vụ của chúng tôi đến các khách hàng tiềm năng. Sau khi có khách hàng tiềm năng được chuyển đổi, cộng tác viên sẽ nhận được hoa hồng.

3.6 Kênh mua sắm truyền hình

Kênh mua sắm truyền hình loại phương tiện truyền thông thường xuất hiện trên Tivi. Người thuyết trình sẽ giới thiệu các chức năng và lợi ích của sản phẩm để thu hút người xem mua hàng ngay trong khung giờ vàng, là khung giờ đang phát sóng.

Khách hàng sẽ mua sắm bằng cách gọi điện thoại hoặc truy cập trang web của kênh mua sắm trực tuyến để đặt hàng.

Các kênh mua sắm truyền hình thường tập trung vào các ngành công nghiệp như thực phẩm chức năng, đồ gia dụng, đồ điện tử… Tuy nhiên, trước khi bắt đầu thực hiện, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về đối tượng mục tiêu, hành vi mua sắm để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3.7 Nhà phân phối và nhà bán buôn

Một số doanh nghiệp thường chọn bán sản phẩm dịch vụ của mình thông qua nhà phân phối và nhà bán buôn đến khách hàng cuối cùng.

Kênh bán hàng này thường được sử dụng khi doanh nghiệp đang muốn tiếp cận các thị trường rộng lớn hơn, đồng thời giảm áp lực tài chính. Nhà phân phối và nhà bán buôn sẽ giúp quản lý hàng tồn kho, tiếp thị và tiếp cận khách hàng mới.

Kết luận

Nhìn chung, có khá nhiều các kênh bán hàng khác nhau. Mỗi kênh sẽ có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Việc chọn lựa kênh bán hàng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thị trường mục tiêu, sản phẩm/ dịch vụ và khách hàng tiềm năng…

Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan về các kênh bán hàng hiệu quả hiện nay và chọn được kênh bán hàng phù hợp. 

Comments are closed.