Theo số liệu được thống kê, trung bình có khoảng 30.000 trang web bị tấn công mỗi ngày trên toàn cầu, trong đó 43% nhắm vào các doanh nghiệp nhỏ. Các hacker luôn tìm cách xâm nhập vào các website, đánh cắp dữ liệu hoặc tấn công để làm hỏng trang web của bạn. Trước tình hình nguy cơ này, việc bảo mật website trở nên vô cùng quan trọng.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn 10 yếu tố bảo mật website để đảm bảo rằng trang web của bạn an toàn trước những mối đe dọa trực tuyến ngày càng tinh vi.
Cùng tìm hiểu chi tiết!
Nội dung chính:
1. Bảo mật website là gì? Vì sao đây là sự ưu tiên số 1 của mọi doanh nghiệp?
Bảo mật website là quá trình thực hiện các biện pháp và quy trình để đảm bảo an toàn và bảo vệ trang web khỏi các mối đe dọa và xâm nhập từ hacker, phần mềm độc hại, và truy cập trái phép… Bảo mật website là một phần quan trọng của việc quản lý trang web và đảm bảo rằng thông tin quý báu và dữ liệu của người dùng được bảo vệ khỏi các nguy cơ trực tuyến.
Hơn thế nữa, việc thiết lập các yếu tố bảo mật trong website là điều cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp lớn hay nhỏ nào. Bởi vì, nếu không thực hiện các biện pháp bảo mật thích hợp, trang web của bạn có nguy cơ bị tấn công, xóa hoặc thậm chí bị gỡ xuống hoàn toàn.
2. Tổng hợp các yếu tố bảo mật website hàng đầu hiện nay
Thông thường, bảo mật trang web là một quá liên tục, nhưng thường bị quản trị viên bỏ qua bởi vì do tính phức tạp, tốn thời gian và chi phí. Tuy nhiên, việc bỏ qua bảo mật trang web có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Dưới đây là các yếu tố bảo mật cần thiết để bảo vệ trang web của bạn:
2.1 Thiết lập máy chủ an toàn
Máy chủ được xem là “cơ sở vật chất” cho một website, đồng thời chứa dữ liệu quan trọng và ứng dụng web. Nếu máy chủ không được bảo mật, thì toàn bộ trang web và dữ liệu có thể trở nên dễ bị tấn công và đe dọa.
Vậy nên, bạn cần thực hiện các biện pháp để bảo vệ máy chủ khỏi các cuộc tấn công như:
- Cập nhật hệ thống và phần mềm định kỳ
- Sử dụng mật khẩu mạnh
- Cài đặt cấu hình tường lửa
- Sử dụng máy chủ chuyên dụng
- …
Ngoài các biện pháp bảo mật trên, bạn cũng có thể sử dụng máy chủ đám mây. Đây là một hình thức cung cấp dịch vụ máy chủ qua internet, cho phép bạn thuê tài nguyên máy chủ và lưu trữ trực tuyến. Hơn thế nữa, dịch vụ máy chủ đám mây thường có các biện pháp bảo mật tích hợp, mọi dữ liệu của website đều được lưu trữ an toàn trên điện toán đám mây.
>> Xem thêm: Email Hosting là gì? Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng?
2.2 Cập nhật phần mềm và các bản vá bảo mật
Các ứng dụng và phần mềm thường cập nhật liên tục các phiên bản mới. Những phiên bản này hỗ trợ vá lỗi, bổ sung tính năng bảo mật… Vậy nên, là người quản trị website, bạn cần thường xuyên kiểm tra cập nhật các phiên bản mới nhằm cải tiến bảo mật.
Một số nền tảng quản lý nội dung (CMS) thường xuyên cho ra mắt các bản cập nhật ứng dụng như là WordPress, Joomla và Magento…
Nếu sử dụng phiên bản cũ trong thời gian dài, thì hacker có thể tận dụng vào những lỗ hỏng bảo mật để tấn công vào trang web.
2.3 Sử dụng SSL và HTTPS
HTTPS là một giao thức truyền siêu văn bản, tạo ra một môi trường truyền tải an toàn cho giao tiếp trực tuyến, giúp bảo vệ quyền riêng tư và tính toàn vẹn của dữ liệu.
SSL được xem là một tiêu chuẩn bảo mật mạng và giao thức bảo mật, được sử dụng để thiết lập kết nối an toàn giữa trình duyệt web của người dùng và máy chủ web.
SSL thường được sử dụng cùng với giao thức HTTP để tạo thành HTTPS (HyperText Transfer Protocol Secure), một phiên bản an toàn của giao thức HTTP. Khi bạn thấy một trang web bắt đầu bằng “https://” trong thanh địa chỉ trình duyệt, là trang web đó đang sử dụng SSL để cung cấp kết nối an toàn.
2.4 Thực hiện các bước bảo vệ thông tin đăng nhập
Bảo vệ thông tin đăng nhập cần được thiết lập bởi 2 yếu tố quan trọng là tạo mật khẩu mạnh và thiết lập xác thực 2 yếu tố.
Bên cạnh việc sở hữu mật khẩu mạnh, người dùng cũng cần thay đổi mật khẩu theo định kỳ để bảo vệ thông tin đăng nhập được an toàn. Mẹo để thiết lập mật khẩu là bạn có thể kết hợp của các kiểu chữ, số và ký hiệu khác nhau không liên quan đến thông tin cá nhân.
Khi có tùy chọn, ngoài mật khẩu mạnh, người dùng cần thiết lập thêm xác thực đa yếu tố. Nhờ có tính năng này, bất kỳ ai truy cập dữ liệu của bạn đều phải thực hiện các bước xác thực. Thông thường, các mã được tạo động và gửi qua SMS hoặc Email.
2.5 Hạn chế cài đặt quyền quản trị
Quyền quản trị cần được thiết lập một cách “đúng người, đúng việc”. Bởi vì, không phải ai làm việc trên website cũng cần có quyền quản trị. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các vai trò khác nhau như biên tập viên, cộng tác viên, tác giả…
Còn với quyền quản trị, bạn chỉ nên thiết lập cho đội ngũ thiết kế website. Họ là người có thể quản lý mọi thứ từ tạo và xóa trang web, đến kiểm soát nội dung, chủ đề, plugin và hồ sơ…
Hơn thế nữa, tài khoản có quyền quản trị cần được thiết lập các tính năng bảo mật nâng cao để gia tăng độ bảo mật.
2.6 Thay đổi cài đặt mặc định CMS
CMS là một phần mềm quản lý nội dung được sử dụng để xây dựng và quản lý trang web. Phần mềm này thường đi kèm với các cài đặt mặc định để triển khai trang web. Tuy nhiên, các cài đặt mặc định này có thể làm cho trang web trở nên dễ bị tấn công nếu không được điều chỉnh một cách cẩn thận.
Để tăng cường thêm lớp bảo mật cho website, chúng tôi khuyên bạn cần nên thay đổi cài đặt của CMS.
Nếu bạn đang sử dụng WordPress, nền tảng CMS nổi tiếng trên thế giới, bạn có thể thay đổi cài đặt mặc định theo các yếu tố như sau:
- Cập nhật phiên bản WordPress
- Thay đổi mật khẩu và kích hoạt xác thực 2 yếu tố
- Cài đặt plugin bảo mật
- Cài đặt tường lửa ứng dụng web (WAF)
- Kích hoạt SSL/HTTPS
- Giảm số lượng plugin
- Chỉnh sửa file robots.txt
- …
2.7 Sao lưu dữ liệu thường xuyên
Sao lưu dữ liệu là một trong những cách để bảo mật website. Ngay khi website của bạn bị tấn công, bạn vẫn có thể sử dụng các dữ liệu đã được sao lưu để phục hồi website.
Có nhiều cách để sao lưu dữ liệu như:
- Sử dụng Plugin
- Sao lưu dữ liệu trên máy chủ cục bộ
- Sao lưu dữ liệu trên máy chủ đám mây (Cloud Servers)
- ….
Việc sao lưu dữ liệu trên máy chủ đám mây (Cloud Servers) mang đến tính bảo mật cao. Đồng thời, đảm bảo rằng dữ liệu của bạn an toàn khỏi các mối đe dọa như mất dữ liệu, hỏng hóc phần cứng, hoặc tấn công máy tính. Hơn thế nữa sao lưu dữ liệu trên đám mây hỗ trợ bạn có thể mở rộng không gian lưu trữ mà không cần phải mua thêm phần cứng.
2.8 Theo dõi và tiến hành kiểm tra bảo mật trang web
Bên cạnh việc thiết lập các yếu tố bảo mật, người dùng cần thường xuyên theo dõi và tiến hành kiểm tra bảo mật trang web như:
Quét các phần mềm độc hại: Xóa bỏ các plugin, phần mềm bị hỏng,… các phần mềm này có thể làm ảnh hưởng đến website.
Chặn người truy cập đáng ngờ: Là người quản lý website bạn có thể sử dụng các công cụ để chặn các địa chỉ IP cụ thể hoặc quốc gia. Việc này giúp bạn kiểm soát và ngăn chặn những người truy cập khả nghi.
Kết luận:
Nhìn chung, bảo mật là một quá trình liên tục và người dùng cần thiết lập ngay khi tạo trang web. Việc này giúp bạn bảo vệ trang web khỏi các mối đe dọa và tạo một môi trường an toàn cho người dùng.
>> Bài viết hữu ích: 50+ Chức năng của website bán hàng giúp bạn nắm chắc thành công