Trải qua hàng thập kỷ, sự phát triển của công nghệ không chỉ thay đổi cách chúng ta giao tiếp thông tin mà còn là cách chúng ta kinh doanh. Ngày nay, Marketing Online 4.0 đã nổi lên như một cuộc cách mạng định hình lại cách doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng. Cuộc cách mạng này không chỉ là việc áp dụng công nghệ vào hoạt động tiếp thị, mà còn là một sự thay đổi toàn diện về tư duy trong kinh doanh.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến các thông tin liên quan đến Marketing Online 4.0 và liệt kê các kênh Marketing Online được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Nội dung chính:
1. Marketing Online 4.0 là gì?
Marketing Online 4.0 là một phương pháp tiếp thị kết hợp giữa tương tác trực tuyến và
ngoại tuyến để duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đây được coi là một bước tiến lớn sau Marketing Online 3.0, đánh dấu sự chuyển đổi đáng kể trong cách doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng trực tuyến.
Cụ thể, Marketing 4.0 có những đặc điểm sau:
- Chuyển từ “Determine Market” đến “Customer’s Decision”: Thay vì chỉ tập trung vào việc xác định thị trường, Marketing 4.0 chú trọng đến quá trình quyết định của khách hàng.
- Chuyển “Brand Difference” sang “Brand Personality”: Không chỉ tập trung vào sự khác biệt về thương hiệu, Marketing 4.0 tập trung vào xây dựng tính cách và nhân cách của thương hiệu.
- Từ mô hình 4P sang 4C: Trước đây, thay vì chỉ quan tâm đến 4P (Product, Price, Place, Promotion), Marketing 4.0 hướng đến 4C (Customer, Value, Channel, Communication) để đảm bảo sự tập trung vào khách hàng và giá trị mà họ nhận được.
- Dịch chuyển từ mô hình AIDA đến mô hình 5A: Thay vì theo mô hình Attention-Interest-Desire-Action (AIDA), Marketing 4.0 sử dụng mô hình Awareness-Appeal-Ask-Act-Advocate (5A) chú trọng vào việc xây dựng mối quan hệ và tương tác kéo dài với khách hàng.
- Ứng dụng công nghệ VR (Virtual Reality – thực tế ảo): Công nghệ VR giúp tạo ra trải nghiệm sống động và gần gũi với sản phẩm.
- Quảng cáo hiển thị: Quảng cáo được tích hợp thông qua nhiều kênh Online và Offline để tiếp cận khách hàng một cách toàn diện.
2. Marketing đã trải qua những giai đoạn nào?
Con người đã phải trải qua 4 cuộc cách mạng công nghệ tác động lên mọi mặt trong việc sản xuất và mua bán. Chính vì thế, Marketing cũng có sự phát triển song hành qua từng thời kỳ.
Marketing 1.0: Đây là giai đoạn tập trung chủ yếu vào tính năng sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Mục tiêu là tạo ra sản phẩm chất lượng và cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Marketing 2.0: Trong giai đoạn này, khách hàng được xem là trung tâm. Do đó, định hướng của Marketing là chuyển từ “giao dịch” sang “tạo mối quan hệ” để duy trì sự trung thành với thương hiệu.
Marketing 3.0: Trong giai đoạn này, Marketing 3.0 lấy con người làm trung tâm. Thay vì chỉ quan tâm đến việc bán sản phẩm, Marketing còn phải đáp ứng nhu cầu, giá trị, và mong đợi của khách hàng.
Marketing 4.0: Trong giai đoạn này, Marketing 4.0 lấy con người làm trung tâm kết hợp với công nghệ số để tạo nên sự kết nối mạnh mẽ. Những công nghệ được sử dụng trong Marketing đó là:
- Internet (Mạng điện tử)
- Cloud (điện toán đám mây)
- Big Data (dữ liệu lớn)
- AI (trí tuệ nhân tạo)
3. Top các kênh Marketing Online hỗ trợ kinh doanh trong thời đại số
Cuộc cách mạng Marketing 4.0 đã biến đổi cách doanh nghiệp tiếp cận, tương tác và phục vụ khách hàng qua các kênh Marketing Online. Dưới đây là các kênh Marketing Online 4.0 được sử dụng nhiều nhất.
3.1 Social Media
Social Media là một tập hợp các nền tảng trực tuyến như: Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn và TikTok… Tổ chức, doanh nghiệp có thể tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng thông qua các kênh mạng xã hội phổ biến. Hơn thế nữa,
- Facebook: Facebook là một trong những nền tảng quảng cáo và tiếp thị mạnh mẽ nhất. Doanh nghiệp có thể tạo Fanpage doanh nghiệp, quảng cáo và tương tác với khách hàng qua Fanpage.
- Instagram: Instagram, một phần của Facebook, là mạng xã hội hình ảnh và video. Nó đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp liên quan đến thị trường thời trang, thực phẩm, du lịch…
- Twitter: Doanh nghiệp nên sử dụng Twitter để chia sẻ tin tức, cập nhật sản phẩm và tương tác với khách hàng.
- LinkedIn: Mạng xã hội chuyên về kết nối và mạng lưới chuyên nghiệp, thực hiện tiếp thị B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiệp).
- YouTube: Doanh nghiệp có thể tạo kênh YouTube để chia sẻ nội dung, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, và thực hiện quảng cáo video.
- TikTok: Mạng xã hội video ngắn đang trở nên ngày càng phổ biến, đặc biệt với nhóm người dùng trẻ tuổi. Doanh nghiệp sáng tạo và sử dụng video ngắn trên TikTok để tạo thương hiệu và tương tác với khách hàng mục tiêu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần kết hợp sử dụng các công cụ để quản lý và thực hiện các chiến dịch Social Media hiệu quả.
3.2 Email Marketing
Email Marketing là hình thức tiếp thị với mục đích chính là duy trì mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và hiện tại.
Khi thực hiện chiến dịch Email Marketing, doanh nghiệp cần thu thập thông tin như địa chỉ email, số điện thoại… của các khách hàng quan tâm đến sản phẩm dịch vụ. Mục tiêu của Email Marketing là tạo ra mối quan hệ, cung cấp thông tin hữu ích hoặc tương tác với nội dung trên trang web.
Có thể nói, việc thực hiện chiến dịch Email Marketing sẽ làm tăng ROI lên đến 430%. Tuy nhiên, bạn cần lập kế hoạch chi tiết và sử dụng các công cụ phân tích để đảm bảo chiến dịch hiệu quả và tạo ra lợi nhuận.
Bên cạnh đó, người dùng cần kết hợp sử dụng các công cụ để tạo Email Marketing và thực hiện chiến dịch theo cách tự động hóa, tiết kiệm thời gian và chi phí. Một số công cụ được đề xuất khi thực hiện chiến dịch Email Marketing như: Zoho Campaigns, Zoho Marketing Automation, MailChimp….
>> Có thể bạn quan tâm: Top các phần mềm email marketing hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ
3.3 Pay-Per-Click Advertising (PPC)
Pay-Per-Click Advertising (PPC) là một mô hình quảng cáo trực tuyến như Google Ads, Bing Ads, Facebook Ads. Trong các chiến dịch PPC, người quảng cáo chỉ phải trả tiền khi có một hành động cụ thể xảy ra, thường là khi người dùng nhấp vào liên kết quảng cáo để truy cập trang web hoặc Landing Page.
Để thực hiện chiến dịch này cách hiệu quả nhất, thì bạn nên đặt hạn mức chi tiêu theo tuần hoặc tháng. Sau đó điều chỉnh sao cho phù hợp với hiệu quả và ngân sách của doanh nghiệp.
3.4 Display Advertising
Display Advertising (Quảng cáo hiển thị) là một hình thức tiếp thị trực tuyến trong đó quảng hiển thị các banner, hình ảnh, video hoặc nội dung quảng cáo khác trên các trang web, mạng xã hội để tiếp cận và tương tác với khách hàng.
Điểm khác biệt quan trọng giữa Display Advertising và Pay-Per-Click Advertising (PPC) là Display Advertising thường không đòi hỏi người xem thực hiện một hành động cụ thể (như nhấp vào quảng cáo). Thay vào đó, mục tiêu của Display Advertising là tạo sự nhận diện thương hiệu, thu hút người dùng đến website, làm tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh thu.
Kết:
Ngày nay, trong thời đại kỹ thuật số, kinh doanh không chỉ là bán hàng mà còn là việc xây dựng mối quan hệ và tạo giá trị cho khách hàng. Cuộc cách mạng Marketing Online 4.0 đã đưa ra một cách tiếp cận hiện đại và thông minh hơn trong kinh doanh.
Hy vọng rằng, thông qua các thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích đến bạn, giúp bạn triển khai được các kế hoạch Marketing phù hợp cho doanh nghiệp.
>> Xem thêm: 5 công cụ phân tích website cho số liệu chuẩn xác nhất