Chỉ số đo lường website

“Cái gì không đo lường được thì không quản trị được; Cái gì không đo lường được thì cũng không cải tiến được”. Website của bạn cũng vậy. Có nhiều chỉ số đo lường website rất quan trọng mà bạn cần nghiên cứu.

Bạn có muốn biết có bao nhiêu khách truy cập vào web và họ đến từ đâu không? Và bằng cách nào mà họ tìm thấy web của bạn?

Hiểu website của bạn đang ở trong thang điểm nào dựa vào 7 chỉ số đo lường dưới đây, từ đó có phương án để phát huy hoặc tối ưu kịp thời.

1. Traffic và Traffic sources – Lưu lượng và nguồn lưu lượng truy cập

Đây có thể là chỉ số đáng quan tâm nhất trong tất cả các chỉ số. Nếu lưu lượng truy cập quá thấp, thì các chỉ số khác không có ý nghĩa nữa.

Giống như mở một cửa hàng vậy, tất nhiên việc đầu tiên là phải có khách vào đã.

Thế nên, bạn phải làm mọi cách để có khách truy cập vào web, trước khi thực hiện các mục tiêu bán hàng khác trên dựa trên web.

Hãy tìm hiểu các nguồn có thể đem lại traffic (Traffic sources). Cụ thể:

  • Trực tiếp – Direct: Đối tượng vào website của bạn thường gõ trực tiếp tên miền website vào trình duyệt. Đây thường là nguồn không rõ nguồn gốc.
  • Tìm kiếm không phải trả tiền – Organic search: nguồn truy cập này thường nói đến SEO, khả năng đối tượng tìm đến web của bạn là từ Google Search, Bing, hay Cốc Cốc.
  • Tìm kiếm có trả tiền – Paid search: Những khách truy cập này đến bằng cách nhấp vào quảng cáo trên Google.
  • Nguồn giới thiệu – Referrals: Khách vào trang web của bạn thông qua các liên kết trên một trang web khác bên ngoài.
  • Email: Lưu lượng truy cập này đến từ các liên kết có trong email của bạn.

Vậy, dựa trên các nguồn này, bạn có thể tăng traffic của web bằng cách:

  • Tăng quảng cáo
  • Đầu tư cho SEO lâu dài
  • Tạo nội dung hấp dẫn hơn với hình đồ họa và video
  • Cải thiện các nội dung cũ, lỗi thời, hình ảnh xấu
  • Chọn nhân khẩu học phù hợp hơn để nhắm mục tiêu trong các chiến dịch quảng cáo

>> Xem ngay: Tạo website mạnh đã được tối ưu SEO và thiết kế tăng chuyển đổi với MMCLOUD WordPress

2. Session – Phiên truy cập

Nếu muốn biết mức độ hấp dẫn của website của bạn, thì đây là số liệu cần chú ý: Average Pageviews per Session – Số lần xem trang trung bình trên mỗi phiên Average Session Duration – thời lượng phiên trung bình.

  • Số lần xem trang trung bình trên mỗi phiên hiển thị chính xác số lượng trang mà một khách truy cập vào web đã xem.
  • Thời lượng phiên trung bình cho biết thời gian khách truy cập dừng trên trang web của bạn.

Các chỉ số này càng cao thì càng tốt.

Ví dụ nếu bạn đang có web bán hàng, bạn sẽ muốn khách xem càng nhiều link sản phẩm càng tốt, dừng lại tham khảo sản phẩm càng lâu càng tốt.

Để cải thiện số liệu này, bạn phải thêm càng nhiều nội dung hấp dẫn và dẫn dắt khách vào dừng ở trang web càng tốt.

3. Visitor – Đối tượng truy cập

Mỗi website đều cần có mục đích cụ thể và những đối tượng phù hợp. Biết được chỉ số Visitor – Đối tượng truy cập có thể biết được web của bạn đi đúng hướng hay không.

Vì rõ ràng, chúng ta sản xuất nội dung và bán dịch vụ/sản phẩm, đều cần “đúng người”. Quá nhiều “không đúng người” không chỉ đem lại sự bực mình cho người truy cập (vì không phải cái họ cần) và sự chán chường cho chính bạn (vì không thể đem lại chuyển đổi).

Cách tăng đối tượng truy cập và chất lượng đối tượng truy cập:

  • Quảng cáo nhắm đúng đối tượng mục tiêu
  • Tạo nội dung bám sát mục đích web và nội dung web

4. Pageviews – Số lần xem trang

Số lần khách hàng tải lại một trang trên website của bạn được tính là một lượt xem trang.

Nếu thấy Pageviews của website tăng thì đừng vội mừng, chỉ số này có thể hiểu như sau:

  • Quảng cáo của bạn tiếp cận được nhiều người và tăng lượt click
  • Các nỗ lực SEO đạt hiệu quả cao

Những cũng có thể:

  • Do người dùng phải thường xuyên tải lại trang của bạn – dấu hiệu của các vấn đề về hiệu suất
  • Họ “lang thang” trên web quá lâu mà không tìm được cái mình cần – dấu hiệu của điều hướng hoặc cấu trúc web kém.

Thế nên, chỉ mình chỉ sổ Pageviews là chưa đủ kết luận web bạn ổn hay chưa ổn. Hãy kết hợp thêm các chỉ số trong bài này.

Ngoài ra, bạn có thể cải thiện lượt xem trang bằng cách:

  • Quảng cáo
  • Thêm liên kết nội bộ
  • Viết tiêu đề hấp dẫn
  • Cải thiện điều hướng trang web
  • Tăng tần suất đăng bài
giải pháp marketing online
Website của bạn đã lâu không được cập nhật?
Chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích và đánh giá hiện trạng website, từ đó đưa ra phương án cải tiến phù hợp nhất cho bạn.

5. Conversion Rate – tỷ lệ chuyển đổi – chỉ số đo lường website quan trọng

Đây có lẽ là cái đích mà chiến dịch từ website của bạn hướng đến: chuyển đổi khách hàng từ quan tâm thành mua hàng, bấm vào nút gọi, để lại thông tin đăng ký hay đơn giản là click vào đường link mà bạn muốn khách click. Đó đều có thể gọi là chuyển đổi. 

Tỷ lệ chuyển đổi càng cao, chiến lược của bạn với website càng cho thấy hiệu quả.

Cụ thể hơn, tỷ lệ chuyển đổi hiển thị tỷ lệ phần trăm số người hoàn thành một tác vụ hoặc hành động cụ thể trên trang web của bạn.

Tỷ lệ chuyển đổi của bạn không hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung. Nó còn phụ thuộc vào thiết kế và cấu trúc của trang web nữa.

6. Bounce Rate – Tỷ lệ thoát

Theo nghiên cứu của HubSpot, gần 67% trang web có tỷ lệ thoát dưới 40%. Đồng thời, chỉ có 11% trang web có tỷ lệ thoát trung bình trên 60%. Vì vậy, nếu tỷ lệ thoát trang web tổng thể của bạn cao hơn 60%, bạn cần khắc phục ngay.

Bounce Rate – Tỷ lệ thoát từ người truy cập vào web cho biết “chúng ta có thuộc về nhau” hay không. Nếu người dùng tìm được cái họ cần, tỷ lệ thoát sẽ thấp. Ngược lại, tỷ lệ thoát sẽ cao.

Tuy nhiên, nội dung phù hợp chưa chắc đem lại tỷ lệ thoát thấp, vì khách hàng hoàn toàn có thể rời khỏi web của bạn với một tâm thế bực dọc vì:

  • Giao diện web kém hấp dẫn
  • Trang tải quá lâu
  • Chèn quá nhiều hình ảnh, link quảng cáo không liên quan
  • Khó thao tác thực hiện hành động

Hãy dành nhiều thời gian để phân tích tỉ lệ này. Nó khá hữu ích để bạn biết yếu tố nào cần chỉnh sửa trên web của mình.

7. Interactions per Visit – Tương tác trên mỗi lượt truy cập

Chỉ số tương tác trên mỗi lượt truy cập là một chỉ số tuyệt vời mà bạn nên theo dõi trên trang web của mình.

Chỉ số này cho thấy cách các đối tượng tương tác trên trang web của bạn. Dựa vào đây, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc về phần nào trên trang web của bạn hấp dẫn và phần nào không.

Ví dụ: Trong danh mục sản phẩm của web, bạn có thể biết sản phẩm nào mọi người truy cập nhiều nhất hoặc ít nhất. Biết được điều này sẽ cho bạn biết loại sản phẩm mà khách truy cập của bạn muốn xem. Điều này sẽ giúp bạn có tạo các nội dung thu hút hơn cho sản phẩm này hoặc có các chiến dịch kinh doanh phù hợp hơn.

Kết

Một chỉ số không thể nói lên được điều gì. Bạn cần kết hợp nhiều dữ liệu, nhiều chỉ số để đánh giá hiệu quả của web.

Ngoài 7 chỉ số đo lường trên đây, còn nhiều chỉ số khác. Liên hệ chúng tôi để được tư vấn hoặc đánh giá website của bạn.

Comments are closed.