Kế hoạch marketing bài bản sẽ biến các mục tiêu kinh doanh thành hiện thực. Với kế hoạch marketing, mọi thứ mà doanh nghiệp cần làm sẽ được vạch ra với lộ trình, chiến thuật, thời gian thực hiện và kết quả rõ ràng nhất.
Không có quy chuẩn hay khuôn mẫu cụ thể nào về cách lập kế hoạch marketing. Tuy nhiên, có một số bước quan trọng mà bạn không thể bỏ qua.
Nếu bạn chưa bao giờ làm điều này trước đây, thì hoàn toàn có thể hiểu được rằng bạn đang bối rối không biết bắt đầu từ đâu và nên đưa điều gì vào bảng kế hoạch của mình.
Trong bài viết này, MMDIGITAL sẽ giới thiệu đến bạn 5+ bước lập kế hoạch marketing giúp doanh nghiệp “thắng lớn”. Các bước trong hướng dẫn phù hợp với hầu hết loại hình kinh doanh và quy mô doanh nghiệp.
Nội dung chính:
1. Phân tích thị trường
Việc phân tích thị trường giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về thị trường mục tiêu, đối chiếu tình hình hiện tại của doanh nghiệp với thị trường, phác thảo chân dung khách hàng tiềm năng và cuối cùng là hiểu về đối thủ cạnh tranh.
Về tình hình hiện tại của công ty, bạn có thể áp dụng mô hình SWOT để phân tích kỹ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt. Trong đó:
- Điểm mạnh (Strengths) là yếu tố nâng cao vị thế của bạn trên thương trường. Những điều này có thể bao gồm kỹ năng, năng lực mà các đối thủ cạnh tranh không thể sao chép dễ dàng. Ví dụ như chi phí sản xuất thấp do công nghệ vượt trội.
- Điểm yếu (Weaknesses) là những yếu tố làm giảm khả năng đạt được mục tiêu. Ví dụ như chưa có dịch vụ giao hàng đáng tin cậy hoặc công cụ sản xuất lỗi thời.
- Cơ hội (Opportunities) là cách doanh nghiệp có thể phát triển và sinh lãi nhiều hơn. Ví dụ như thâm nhập thị trường mới hoặc áp dụng công nghệ mới.
- Thách thức (Threats) là những yếu tố có thể tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Ví dụ như tình trạng thiếu lao động hoặc những diễn biến bất lợi về kinh tế hay chính trị.
Phác thảo chân dung khách hàng tiềm năng cũng là một phần quan trọng trong kế hoạch marketing.
Hầu hết doanh nghiệp sẽ có các nhóm người dùng mục tiêu khác nhau. Để xác định, bạn cần phải tìm hiểu về thị trường mục tiêu, bao gồm độ tuổi, giới tính, sở thích và nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, các câu hỏi mà bạn sẽ cần có câu trả lời gồm: Khách hàng lý tưởng của bạn là ai? Mục tiêu của họ là gì? Vấn đề lớn nhất của họ là gì? Doanh nghiệp của bạn giải quyết các vấn đề của khách hàng như thế nào?
Với đối thủ cạnh tranh, cho dù sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có độc đáo đến đâu thì vẫn luôn có sự cạnh tranh trên thị trường. Việc biết đối thủ cạnh tranh là ai sẽ giúp bạn đưa ra chiến lược phù hợp để tránh những tổn thất có thể lường trước. Bạn cũng có thể dựa trên mô hình SWOT để có được nhận định khách quan nhất về đối thủ.
2. Xác định mục đích kế hoạch và thiết lập chỉ tiêu cho kế hoạch
Sau khi hoàn thành bước 1, tiếp theo doanh nghiệp cần phải xác định mục đích của chiến dịch. Mục đích phải được đặt ra một cách cụ thể, đo lường được và có thể đạt trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn.
Cụ thể, mục đích có thể là tăng doanh số, tăng khách hàng mới, tăng lợi nhuận hoặc tăng nhận thức thương hiệu. Để xác định, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp như SMART (Specific, Measurable, Attainable, Relevant, Time-bound).
Sau khi có mục đích, đã đến lúc bạn vạch rõ chỉ tiêu cho kế hoạch. Đây là một trong những phần quan trọng nhất của toàn bộ kế hoạch tiếp thị.
Theo nguyên tắc chung, chỉ tiêu càng cụ thể càng tốt. Hãy xác định chỉ tiêu dựa trên các con số KPI cụ thể và mốc thời gian đạt được. Ví dụ:
- Tăng 1000 người theo dõi Facebook mỗi tháng
- Viết 5 bài website mỗi tuần
- Tạo 10 video YouTube mỗi 3 tháng
- Tăng tỷ lệ duy trì lên 15% mỗi tháng
- Giảm tỷ lệ thoát xuống 5% vào quý 1
Tránh vạch ra các mục tiêu mơ hồ như tăng người theo dõi trên Facebook, viết thêm bài, tăng tỷ lệ duy trì, giảm tỷ lệ thoát, v.v.
3. Lựa chọn kênh truyền thông
Mỗi kênh truyền thông có một cách để xây dựng nội dung khác nhau. Từ mục tiêu marketing, bạn có thể cân nhắc để lựa chọn kênh truyền thông phù hợp.
Các nhóm kênh truyền thống chính gồm
- Kênh truyền thông truyền thống: Sách, báo giấy, tạp chí, tờ rơi,…
- Kênh truyền thông trực tuyến: Website, trang thương mại điện tử,…
- Kênh truyền thông phổ biến: Instagram, Facebook, Zalo OA, Youtube,…
>> Xem thêm: Top 8+ Kênh Marketing Online Kiệu Quả New 2023
4. Xác định ngân sách
Sau khi đặt ra các mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp cần phải xác định ngân sách để thực hiện các hoạt động marketing.
Ngân sách marketing bao gồm các chi phí cho các hoạt động quảng cáo, PR, tiếp thị trực tuyến, tiếp thị nội bộ và các hoạt động khác.
Để xác định ngân sách marketing, doanh nghiệp cần đánh giá các chi phí cần thiết để thực hiện các hoạt động marketing và đảm bảo rằng ngân sách của công ty đủ để đáp ứng mục tiêu đặt ra.
Việc xác định ngân sách cần phải thực hiện một cách cẩn thận, dựa trên chiến dịch và tình hình của công ty. Lời khuyên từ các chuyên gia kinh tế là chi phí marketing nên chiếm tối thiểu 1% doanh thu.
5. Lên kế hoạch triển khai
Sau khi đã có đủ thông tin từ 4 bước trên, giờ là lúc bạn lên kế hoạch triển khai chi tiết.
Ở bước này, việc phân bổ kế hoạch theo từng phần, từng nhiệm vụ, từng giai đoạn, từng người thực hiện,… sao cho logic rất quan trọng. Mẹo để thực hiện là nên chia nhỏ nhiệm vụ để dễ theo dõi nhất.
Bên cạnh đó, nên kết hợp nội dung kế hoạch với bản đồ tư duy (mindmap), bản đồ dòng thời gian (timeline), bản đồ lộ trình (roadmap),… để kế hoạch trở nên trực quan, bất kỳ ai trong team cũng có thể theo dõi được.
6. Theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả
Phần cuối của bảng kế hoạch marketing là nơi bạn theo dõi, đánh giá và báo cáo kết quả của chiến dịch.
Đây bước quan trọng để đánh giá được sự thành công của một kế hoạch marketing. Bước này sẽ được thực hiện sau khi sản phẩm và dịch vụ đã tung ra thị trường.
Thời gian đánh giá và báo cáo thường dựa trên quy mô của mỗi kế hoạch. Thông thường có thể sau 3 đến 6 tháng đối với kế hoạch ngắn hạn. Từ 1 – 3 năm đối với các kế hoạch dài hơi. Hoặc đôi khi cũng có thể diễn ra đột xuất nếu mức tiêu thụ hoặc doanh thu theo lộ trình thấp hơn con số dự kiến ban đầu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm về cách tính ROI trong marketing để đo lường chính xác nhất hiệu quả của chiến dịch
Kết
Lập kế hoạch marketing là một bước quan trọng trong việc phát triển kinh doanh và đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Trên đây là các bước lập kế hoạch marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp “thắng lớn”. Hy vọng bạn đã có được thông tin mà mình đang tìm kiếm!
>> Có thể bạn quan tâm: MMCLOUD MARKETING – Bộ giải pháp kinh doanh hoàn chỉnh cho doanh nghiệp